Phập phồng hoa tết ;
Thị hiếu thay đổi
Những người trồng hoa tết ở Hội An chia sẻ, đã qua rồi cái thời thương lái nhộn nhịp đến đặt mua hoa khi còn cách tết 2, thậm chí là 3 tháng.
Nên họ nói rằng giờ trồng hoa tết chẳng khác gì… đánh bạc.
Bởi, mọi năm, độ này đã nhộn nhịp thương lái đến hỏi mua; còn năm nay không khí trầm lắng.
Nguyên nhân lớn nhất là “thượng đế” đã thay đổi thị hiếu, trong khi người trồng chưa thay đổi kịp.
Ông Hà Văn Cẩm (phường Thanh Hà) cho biết, từ năm ngoái khách mua đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn những loại hoa, cây kiểng nhỏ với hình dáng “độc” và “lạ” dễ sắp xếp trang trí hơn nhưng giá rẻ.
“Nếu như lay ơn, cúc, quật… đã quá nhàm chán thì những chậu mai to thường chiếm phần lớn không gian nhà.
Đó là chưa kể số lượng lớn người mua năm trước, sau khi hết tết gửi mình chăm sóc, năm nay lại mang về chơi tết nữa” - ông Cẩm nói.
Theo thống kê của chính quyền TP.Hội An, địa phương này có hơn 700 hộ trồng hoa tết, tập trung ở các phường Tân An, Thanh Hà, Cẩm Thanh, xã Cẩm Hà...
Trong khi người trồng hoa thấp thỏm thì các cơ sở sản xuất chậu cũng không kém phần lo lắng.
Một số người từ ngoài bắc vào thuê đất để trồng hoa, trưng bày hoa bán cũng lâm vào cảnh khó khăn.
Nguyên nhân là phần lớn các khu “đất vàng” đã bị làm nhà, dẫn đến những khu còn lại bị chủ đẩy giá cho thuê cao hơn.
Trong khi đó, bà Lê Thị Phương (phường Thanh Hà) cũng thừa nhận mình chậm thay đổi theo thị hiếu của người mua.
Năm ngoái bà Phương trồng 600 chậu quật loại trung và 400 chậu lay ơn.
Nhưng bà Phương chỉ có chút lời từ quất, trong khi lay ơn gần như huề vốn.
Bà Phương cho hay: “Một số hàng xóm của tôi, tết năm ngoái kiếm bộn tiền với ớt kiểng, kim tiền, vạn niên… Năm nay, tôi giảm bớt số lượng mấy loại hoa truyền thống, đồng thời trồng những loại mới mà khách hàng thích.
Tuy nhiên, do chưa bắt mối được với thương lái nên đầu ra hoa tết của tôi chưa biết thế nào”.
Thời tiết không… “ủng hộ”
Vừa chưa bắt kịp thị hiếu của người mua, người trồng hoa truyền thống năm nay thêm phần lo âu bởi thời tiết không được thuận lợi.
Nắng nóng kéo dài, mưa ít, khiến cho nhiều loại sâu bệnh sinh sôi, ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa tết.
Ông Lương Đình Văn (xã Cẩm Thanh) cho biết thời điểm này năm ngoái, ông bắt đầu tỉa tót cho 1.000 chậu quật.
Nhưng do năm nay nắng kéo dài, khiến cho quật không phát triển kịp “tiến độ”, nên vẫn còn trong giai đoạn thúc.
Ngoài ra, do thời tiết khô nóng nên ong ruồi phát triển nhiều làm hỏng quả khiến ông tốn thêm thời gian, công sức và chi phí thuê người cắt tỉa các chùm hoa, quả bị hỏng để “ép” cây ra trái mới cho kịp tết.
Còn ông Nguyễn Thành Phát (xã Cẩm Hà) cho hay, năm nay ông trồng 1.200 gốc quật, dự định sẽ vô chậu 500 gốc để bán tết.
“Tuy nhiên, tôi chưa vô được chậu nào.
Sau thời gian dài nắng nóng, hơn một tháng trở lại đây hay có mưa lặt vặt, làm tôi tốn nhiều công sức để phun thuốc, nếu không quật sẽ bị nấm hết.
Nên thành ra quật phát triển chậm, khiến tôi chưa thể đưa vô chậu” - ông Phát cho biết thêm.
Sự khắc nghiệt của thời tiết khiến người trồng tốn nhiều chi phí hơn.
Chẳng hạn như trường hợp của ông Phát, cũng chừng ấy gốc, năm ngoái ông chỉ tốn chừng 50 triệu đồng để chăm sóc và mua chậu.
Năm nay, chưa vô gốc chậu nào nhưng đã “ngốn” của ông gần 70 triệu đồng chi phí, tốn kém nhất là tiền thuốc trừ sâu, phân bón, nước tưới.
Related news
Theo thống kê của Sở NN-PTNT, vụ hoa Tết Ất Mùi 2015 toàn tỉnh có khoảng 50ha với các loại hoa chủ yếu là cúc, cát tường, thược dược, vạn thọ... So với mọi năm, vụ hoa này gặp thời tiết bất lợi nên phát sinh nhiều sâu bệnh, xảy ra hiện tượng nở sớm. Mặt khác, chi phí nhân công, phân bón, thuốc trừ sâu đều tăng từ 10-15% so với năm ngoái.
Còn hơn bốn tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng những ngày này, nhiều nhà vườn ở Nghĩa Mỹ, Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa) đã hối hả xuống giống trồng hoa, chuẩn bị cho vụ hoa Tết mới.
Thời điểm này, nông dân nhiều nơi đang tất bật chuẩn bị vào vụ hoa tết. Từ tờ mờ sáng, trên những cánh đồng cát trắng rộn rịp bóng nông dân tưới nước, chăm bón để những chậu hoa kịp khoe sắc trong dịp Tết Nguyên đán.