Phân tích kỹ thuật thị trường cà phê ngày 29/09/2015

1. Yếu tố về cung cầu (cơ bản):
- Hiện tại mức giá thành sản xuất ra hạt cà phê là 32.000 - 33.000 đồng.
- Cách đây vài tháng có một hãng thông tấn nước ngoài đưa tin, pazil bán cà phê Robusta ra nhiều do đồng Real mất giá nhưng họ vẫn thích cà phê Châu Á hơn đặc biệt là Việt Nam.
- Theo tác giả Nguyễn Quang Bình đã từng chia sẻ là hàng tháng mấy nước tiêu thụ cần hàng Việt Nam khoảng 120.000 - 150.000 tấn, theo khảo sát hàng tồn trước vụ năm 2014 - 2015 là khoảng 200.000 tấn và thêm Việt Nam mất mùa 20% so với vụ 2013 -2014 là 1.500.000 tấn vậy tổng cộng là 1.700.000 tấn (niên vụ bắt đầu được tính đầu tháng 10 năm nay đến cuối tháng 9 năm sau).
Vậy lấy số tổng cộng chia đều cho 12 tháng thì lượng tồn không còn bao nhiêu và cho họ mua của các nước sản xuất khác bù vào nhưng nhu cầu tiêu thụ nội địa của nước đó cũng mạnh nên chắc không được nhiều như họ nghĩ (đó là bí mật kinh doanh) .
2. Yếu tố kỹ thuật (biểu đồ):
- Các nhà đầu cơ lớn đã bắt đầu bán từ ngày 09/10/2014 khu 2.200 USD xuống khu 1.500 USD (ngày 23/09/2015) tương đương 700 USD. Về phương diện kỹ thuật các mô hình cũng đã hội tụ đủ nếu có xuống không bao nhiêu nữa (minh hoạ bằng biểu đồ).
3. Yếu tố tâm lý:
Đầu niên vụ giá 40.000 - 41.000 ta còn giữ được huống chi bây giờ gần bằng mức giá sản xuất chúng ta lại bán rẻ vào lúc này? (phải chăng họ đang chơi chiêu rung cây dọa khỉ, chúng ta đừng mắc bẫy!).
Hạt cà phê còn nằm trên cây chưa thu hoạch nên chưa biết được, gặp năm hạn El nino các vùng chủ chốt nhận được mưa quá ít so với mọi năm dẫn đến tình trạng nước không đủ nuôi nhân làm nhân sẽ nhỏ hơn và sợ vào vụ thu hoạch lại có mưa ảnh hưởng đến vụ sau.
Mùa năm nay hoa đang nở trên cây các hãng kinh doanh dự đoán năm nay tăng 10 - 15% so với năm vừa rồi nhưng đôi khi họ sẽ sai lầm vì thời tiết sẽ ảnh hưởng trực tiếp vì thường mọi năm giờ này chúng ta đón nhận 7-8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới còn năm nay thì không.
Đã đến lúc chúng ta nên đoàn kết chung tay lại với nhau để gặt hái được nhiều thành công và nên bán một cách hợp lý, chia nhỏ làm nhiều đợt trong năm để tránh tình trạng bị ép giá.
Related news

Dù được Nhà nước triển khai các chính sách hỗ trợ trong quá trình khai thác hải sản, nhưng nhiều ngư dân chuyên câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn do chi phí chuyến biển tăng cao, trong khi sản lượng khai thác và giá cá giảm. Theo thống kê của Sở NN-PTNT sản lượng cá ngừ từ đầu năm đến nay ước đạt 4.250 tấn, giảm so với năm trước 29,8%.

Qua hơn 1 năm chuyển đổi mô hình nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng theo chỉ đạo của UBND tỉnh Trà Vinh, mùa tôm năm 2013 ở Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú,… diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh. Con tôm thẻ chân trắng đã “soán ngôi” con tôm sú về năng suất, sản lượng tăng 10 lần so năm 2012.

Anh Cao Hoài Ân (SN 1984) ở ấp An Hòa, xã An Nhơn (huyện Châu Thành - Đồng Tháp) đã mạnh dạn chọn nuôi con cá thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp. Bước đầu, đạt hiệu quả kinh tế cao và giảm ô nhiễm môi trường.

Chiều 4-12, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Bình phối hợp với UBND hai huyện Tiền Hải, Thái Thụy tổ chức hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, hộ nuôi thủy sản.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương tổ chức chiều 2/12 tại Hà Nội, ông Đỗ Thanh Lam, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết kết quả một số biện pháp ngăn chặn hoa quả độc hại và gia cầm thải loại nhập lậu vào Việt Nam.