Phấn Đấu Về Đích Nông Thôn Mới Trong Năm 2015

Trong những năm qua, hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã Thụy Bình (Thái Thụy) đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia hưởng ứng sôi nổi, từng bước góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ông Đào Văn Tuyết, Chủ tịch UBND xã Thụy Bình cho biết: Xác định để hoàn thành 19 tiêu chí NTM thì việc nhận được sự ủng hộ tích cực của nhân dân cả về vật chất và tinh thần là rất quan trọng. Vì vậy, trong suốt thời gian qua, xã đã tập trung tuyên truyền sâu rộng về chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM và những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đề án xây dựng NTM của địa phương.
Đảng bộ, chính quyền xã đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, các thôn, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, cụ thể hóa thành kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện. Từ đó, giúp người dân hiểu đúng về vai trò chủ thể của mình trong quá trình triển khai thực hiện phong trào xây dựng NTM.
Đồng thời phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên như việc đóng góp kinh phí, hiến đất, ngày công vì vậy đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Cũng nhờ triển khai đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp đề ra, những năm qua cơ cấu kinh tế của địa phương chuyển dịch tích cực, đã góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhiều người lao động.
Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện; số hộ nghèo hết năm 2014 giảm xuống còn 2,78%; số hộ có đời sống kinh tế khá, giàu ngày một tăng; các phong trào xây dựng đời sống văn hóa được nhân dân hưởng ứng tích cực. Việc cưới, việc tang được thực hiện theo nếp sống văn hóa.
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm. Với những nỗ lực trên, kết thúc năm 2014, xã Thụy Bình đã đạt được 16/19 tiêu chí, còn lại 3 tiêu chí là cơ sở vật chất trường học, giao thông, nhà văn hóa. Thời gian tới, để hoàn thành các tiêu chí này, xã tập trung huy động sự đóng góp của nhân dân.
Đối với tiêu chí cơ sở vật chất trường học, Thụy Bình đã huy động các nguồn lực được 10 tỷ đồng để xây dựng 10 phòng học của Trường Mầm non và tiếp tục hoàn thiện nhà hiệu bộ của Trường Trung học cơ sở, Trường Mầm non cùng với các công trình phụ trợ khác.
Về cơ sở vật chất văn hóa, năm 2014, Thụy Bình đã hoàn thiện nhà văn hóa trung tâm của xã, xây dựng, củng cố quản lý nghĩa trang đi vào nền nếp theo quy định. Đối với các nhà văn hóa thôn, tiếp tục tuyên truyền nhân dân góp kinh phí xây dựng.
Thực hiện tiêu chí giao thông, Thụy Bình xác định đây là một trong những tiêu chí khó, do đó để có được những chuyển biến về nhận thức của dân, xã đã đề ra những giải pháp về thực hiện tốt quy chế dân chủ, nhân dân bàn bạc, có sự định hướng, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; tranh thủ huy động được mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực trong nhân dân, kết hợp các nguồn lực hỗ trợ từ tỉnh, huyện, xã hội hóa, để xây dựng thành công tiêu chí giao thông. Toàn xã có 4,1km đường trục thôn, 16,3km đường nhánh cấp 1 trục thôn...
Những năm trước khi chưa có cơ chế hỗ trợ xi măng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn của tỉnh, nhân dân Thụy Bình đã đóng góp kinh phí để hoàn thành 100% các tuyến đường trong ngõ xóm. Sau khi UBND tỉnh có cơ chế hỗ trợ xi măng, xã Thụy Bình đã đăng ký và tiếp nhận 1.418 tấn xi măng để tiếp tục hoàn thiện các tuyến đường giao thông nông thôn, trong đó hoàn thiện 100% đường nhánh cấp I trục thôn; 1,7km/4,1km đường trục thôn và 3km/6,8km đường giao thông nội đồng.
Để đẩy mạnh phong trào làm đường giao thông trong nhân dân, UBND xã đã trích ngân sách hỗ trợ 70 triệu đồng/1km cho đường giao thông nội đồng, 50 triệu đồng/1km trục thôn. Thời gian tới, Thụy Bình tiếp tục huy động nguồn lực từ nhân dân để đẩy mạnh phong trào bê tông hóa đường giao thông, tiếp tục phát huy tính dân chủ cơ sở, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân để hoàn thành 100% các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã.
Để hoàn thành các hạng mục của những tiêu chí còn lại, nơi đây còn những khó khăn nhất định, song với chủ trương và cách làm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thụy Bình quyết tâm huy động mọi nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, mở rộng kinh doanh, dịch vụ, củng cố xây dựng các thiết chế văn hóa, phấn đấu năm 2015 hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM.
Related news

Tôm chân trắng (Penaeus vannamei hoặc Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động lớn (thậm chí khi độ mặn bằng 0), có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá, nên được nhiều nước ưu tiên phát triển (nhất là các nước châu Á).

Những hộ nuôi cá thác lác cườm cho biết, nhu cầu tiêu thụ chả cá tại các chợ đầu mối tăng mạnh nên giá cá thác lác cườm thương phẩm tăng cao. Hiện, các tiểu thương thu mua cá thác lác cườm cỡ 400 - 500 gram/con, với giá 85.000 - 90.000 đồng/kg mà cũng không đủ nguồn cung.

Nông dân xã Bình Thạnh (Châu Thành, An Giang) đạt lợi nhuận cao từ mô hình trồng hành. Anh Lê Văn Hoàng, ngụ ấp Thạnh Hòa cho biết, gia đình trồng 2 công hành, năng suất gần tấn/công, bán với giá 7.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, còn lãi 12 triệu đồng/công.

Anh Trần Thanh Phương (chủ cơ sở sản xuất - thương mại gạo Hạt Ngọc An Giang tại phường Bình Khánh, TP. Long Xuyên, An Giang) cho biết: Giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 do anh trồng thử nghiệm tại ấp An Hòa, xã An Hòa (Châu Thành) trong vụ hè thu 2013 vừa thu hoạch đạt năng suất 600 kg/công (1.000m2), bán lúa khô giá 9.000 đồng/kg, lãi 3 triệu đồng/công. Theo anh Phương, giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 (dòng F1) do anh mua của Công ty Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) 2,5kg về gieo mạ và cấy 2.500m2 tại Châu Thành. Thời gian sinh trưởng của giống lúa này (vụ hè thu) là 115 ngày, cách chăm sóc gần giống như giống lúa OM 6976, lúa kháng bệnh tốt, kháng rầy nâu, bệnh cháy lá và đạo ôn... Do thời gian sinh trưởng hơi dài ngày nên anh không trồng vụ thu đông mà tiếp tục xin phép trồng thử nghiệm tiếp vụ đông xuân 2013 - 2014 tới. Nếu thành công trong vụ đông xuân, anh sẽ tổ chức sản xuất lúa hàng hóa, bởi được Công ty Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa cung ứng giống và bao tiêu lúa hàng hóa với

Do nguồn cung tăng, giá nhiều loại trái cây có múi như: cam, bưởi, quýt… hiện giảm từ 5.000 - 15.000 đồng/kg so với cách nay hơn một tháng. Trong đó, giảm nhiều là bưởi da xanh, bưởi 5 roi và quýt đường.