Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phân bón 3 con gà được ưa chuộng

Phân bón 3 con gà được ưa chuộng
Publish date: Tuesday. September 1st, 2015

Bà Hoàng Thị Loan ở tổ 2, thị trấn Vĩnh Lợi, huyện chiêm Hóa) là đại diện phân phối phân bón 3 con gà trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Năm 2014, nhà phân phối này chỉ cung cấp được 20 tấn phân bón 3 con gà. Nhưng từ đầu năm 2015 đến nay, bà đã bán được trên 70 tấn với địa bàn cung ứng rộng mở hơn.

Theo bà Loan, chỉ có chất lượng được kiểm chứng trên thực tế mới đảm bảo được việc bà con tin dùng một loại phân bón mới. Bởi thực tế đã có nhiều hãng phân bón "đổ bộ" vào đại bàn nhưng qua thời gian sàng lọc cũng không ít nhãn hiệu phân bón đã "đội nón" ra đi không hẹn ngày trở lại.

Vì vậy lúc đầu nhận lời làm đại lý bán phân 3 con gà, bà Loan cũng "nửa mừng nửa lo". Mừng vì nếu bán chạy thì gia đình bà cũng có nguồn thu nhập thêm. Nhưng lo là nếu lỡ phân không đạt chất lượng như khuyến cáo thì bà sẽ phải hứng chịu sự chỉ trích của người dân, thậm chí bỏ tiền túi ra mà đền.

Nhưng đến nay thì bà đã yên tâm... lớn. Bằng chứng rõ ràng nhất là lượng phân đại lý bán ra mỗi ngày một tăng. Theo đó, những năm trước, tại địa bàn xã Minh Quang (huyện Chiêm Hóa) có 300 kg phân bón 3 con gà được cung cấp thì sang 2015, số lượng đã đạt 15 tấn.

Bà Ma Thị Chất là cán bộ khuyến nông thôn bản, Chi hội trưởng Phụ nữ bản Têm, xã Minh Quang cho biết, hầu hết những hộ gia đình đã sử dụng thử nghiệm 3 con gà ở vụ trước đều muốn tiếp tục sử dụng trong vụ này.

Ông Đàm Văn Hoài (thôn Khù Đồn, xã Minh Quang) thì tỏ ra lắc lỏm với loại phân bón mang cái tên rất gần gũi "3 con gà". Vụ trước, gia đình ông bắt đầu sử dụng phân bón 3 con gà cho 2.000 mét vuông ruộng lúa trong tâm trạng phấp phỏng.

Sau khi bón phân, thời gian đầu cây lúa cũng phát triển bình thường nhưng càng về sau lá lúa càng dày bản, vươn cao kiểu lá lòng mo nhìn rất bắt mắt. Đến khi lúa ôm đòng phân bón dường như mới phát huy hết tác dụng. Cây nào cũng đòng to, đẫy đà.

Sau này tìm hiểu ông Hoài mới biết, phân 3 con gà là loại phân nhả chậm, tan từ từ trong đất giúp cây trồng hấp thụ phân bón đều đặn, hơn thế nữa phân nhả đến đâu cây "ăn" hết đến đó nên không lãng phí khi bón. Cuối cùng ông Hoài chốt lại, từ những vụ lúa sau ông chỉ bón 3 con gà mà thôi.

Theo hạch toán, những loại phân mà gia đình ông Hoài đã bón chỉ cho năng suất từ 6 - 7 bao thóc trên diện tích 2.000 mét vuông nhưng với phân bón 3 con gà thì năng suất đã đạt 10 bao có ngọn. Với đồng bào vùng cao có bồ thóc trong nhà thì không còn gì yên tâm hơn.

Bà Ma Thị Ngữ cũng là chủ đại lý bán phân bón 3 con gà trên địa bàn thôn Nà Mè, xã Minh Quang cho biết, năm 2014 bà mới chỉ bán được trên 200 kg.

Được biết, ngoài sử dụng trên lúa, người dân Tuyên Quang đã bón phân viên nén 3 con gà trên một số cây trồng khác như ngô, cây ăn quả, cam sành…
Đại diện nhà phân phối tại Tuyên Quang, bà Hoàng Thị Loan cho biết, đó chính là tín hiệu tốt để trong những vụ sản xuất tiếp theo, nhà phân phối sẽ cung ứng đầy đủ, kịp thời phân bón 3 con gà đáp ứng nhu cầu sử dụng của bà con nông dân.

Vì phân mới đưa về địa phương nên bà con nông dân chưa quen, nhưng nghe cái tên lạ tai cũng thinh thích. Nhưng khi đã dùng rồi thì thật khó bỏ, bởi phân 3 con gà vượt trội hơn hẳn mọi loại phân khác.

Thế là từ đầu năm đến nay, đại lý của bà đã bán được 9 tấn. Thậm chí nhiều lúc phân Cty chưa đưa về kịp bà con đã đặt chỗ đăng ký mua trước. Không chỉ cung ứng phân bón cho dân bản, gia đình bà Ngữ cũng sử dụng loại phân bón trên cho chính ruộng lúa của gia đình mình.

Bà Ngữ cho hay, đại lý đã bán rất nhiều loại phân. Với đặc trưng địa bàn cư dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số thì không có cách quảng bá thương hiệu nào thay được chất lượng. Phân bón 3 con gà nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và chinh phục được đồng bào ở đây cũng chính nhờ chất lượng tuyệt vời.

Phân bón 3 con gà không hấp dẫn người sử dụng kiểu bón xong cây "bốc" lên ngay. Bởi cây càng lên nhanh càng chóng tàn. Với nguồn gốc thực vật hữu cơ, phân 3 con gà bền bỉ, chung thủy và trở thành chuyên gia dinh dưỡng hiệu quả, thấu hiểu mọi loại cây trồng.

Một chủ đại lý khác, bà Mai Thị Vinh ở thôn Nà Tàng, xã Hòa Phú (huyện Chiêm Hóa) đưa chúng tôi ra thăm ruộng lúa của gia đình rồi khoe, từ khi gieo cấy, gia đình bà đã bón 3 con gà cho đến bây giờ vẫn chưa phải bón thêm bất kỳ loại phân bón gì.

Bởi 3 còn gà đã hội tủ đầy đủ các yếu tố, dưỡng chất cần thiết để nuôi cây lúa đến hết giai đoạn phát triển của nó. Bà Vinh kết luận, rõ ràng, sử dụng phân viên nén 3 con gà giúp tiết kiệm công chăm bón, chi phí ngày công, nâng cao năng suất cây trồng, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người nông dân.


Related news

Trồng Dưa Kim Cô Nương Trồng Dưa Kim Cô Nương

Theo giới thiệu của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, chúng tôi được biết, hiện nhiều hộ dân ở xã Mai Pha, TP Lạng Sơn đang đưa cây dưa Kim Cô Nương vào gieo trồng và bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao. Như hộ gia đình bà Hoàng Thị Sơi ở thôn Nà Chuông I với diện tích 1.500 m2 , mỗi năm trồng hai vụ dưa, gia đình bà Sơi thu hoạch gần năm tấn dưa, thu nhập gần 100 triệu đồng...

Friday. May 2nd, 2014
Nông Nghiệp Đô Thị Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Hàng Nghìn Hộ Dân Trở Nên Giàu Có Nông Nghiệp Đô Thị Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Hàng Nghìn Hộ Dân Trở Nên Giàu Có

Với việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển “nông nghiệp đô thị” như thời gian qua tại TP.Hồ Chí Minh đã mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho nông dân tại đây.

Thursday. May 15th, 2014
Nhân Rộng Những Mô Hình Nuôi Tôm Hiệu Quả Nhân Rộng Những Mô Hình Nuôi Tôm Hiệu Quả

Sở Khoa học và Công nghệ Cà Mau đã triển khai thành công Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Qua 2 năm triển khai, năng suất tôm công nghiệp đạt 12-18 tấn/ha.

Friday. May 2nd, 2014
Dưa Chuột Giảm Giá Dưa Chuột Giảm Giá

Đầu vụ, dưa chuột được bán với giá từ 7.000 – 8.000 đ/kg. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay giá giảm xuống một nửa chỉ còn từ 3.000 – 4.000 đ/kg.

Thursday. May 15th, 2014
Trồng Bầu Cho... Heo Ăn Trồng Bầu Cho... Heo Ăn

Có lẽ chưa năm nào người dân thôn Linh Chiểu, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân (Bình Định) trồng rau lại lâm cảnh khốn khó như lúc này.

Thursday. May 15th, 2014