Phân bón Văn Điển giúp cây vải sai quả, cùi dày
Những kinh nghiệm quý
Theo kinh nghiệm của những người trồng vải ở xã Đông Hưng (Lục Nam, Bắc Giang), cây vải có thể trồng trên đất có kết cấu rời rạc “đất sỏi cơm”, chịu được độ pH thấp hơn từ 4,5-5,5. Cây vải có 2 thời kỳ sinh trưởng:
Phân bón chuyên dụng NPK đa yếu tố Văn Điển góp phần giúp quả vải thiều to, vỏ cứng, màu đỏ tươi bắt mắt, cùi dày, hương vị thơm ngọt, đậm đà. Ảnh tư liệu
+ Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Nhu cầu dinh dưỡng của vải không nhiều, chủ yếu cần lân để phát triển bộ rễ, phân hữu cơ hoai mục để tăng độ xốp vùng gốc và cần một lượng đạm, kali vừa phải để cây phát triển thân, cành, lá, tạo tán cây.
+ Ở thời kỳ kinh doanh: Hàng năm cây vải cho 2-3 đợt lộc, trong đó đợt lộc vào tháng 6-7 cho các cành quyết định việc ra hoa kết quả năm sau. Nhu cầu dinh dưỡng của cây vải cũng thay đổi theo đặc điểm sinh học của cây như thời kỳ sau thu hoạch quả để cây hồi phục nhanh, bồi dục cành, lá cho quả năm sau thì cần tỷ lệ NPK là 1:1,2:0,5, đến thời kỳ sau đậu quả thì tỷ lệ NPK thường là: 1:0,6:1, đồng thời bổ sung đầy đủ 4 chất dinh dưỡng trung lượng gồm canxi (vôi), magie (MgO), silic (SiO2) và lưu huỳnh (S) cùng các chất vi lượng kẽm (Zn), bo (B), đồng (Cu), Mangan (Mn) qua phân bón Văn Điển.
Bà Nguyễn Thị Đức ở thôn Trại Ruộng 2, xã Đông Hưng có 1,5 mẫu trồng vải thiều cho biết: “Trước đây gia đình tôi dùng phân đơn và một số loại NPK thông thường, hàng năm tôi đều phải cắt khoanh cành chạc để hãm cây mới có quả, vừa tốn nhiều công lại ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây. Mấy năm gần đây, tôi chuyển sang sử dụng phân bón Văn Điển thấy tốt lắm, không phải cắt khoanh nữa, màu lá xanh sáng, bóng, hoa nở nhiều, đậu quả tập trung, ít sâu bệnh, khi chín vỏ quả hồng tươi, dễ bán. Trong đó loại NPK 12.8.12 và NPK 5.10.3 là lý tưởng nhất”.
Kỹ thuật chăm sóc bằng phân chuyên dùng Văn Điển
+ Phân lân nung chảy Văn Điển tan tốt do dịch chua rễ cây tiết ra, không bị rửa trôi trên đất dốc, đất đồi gò. Lân Văn Điển thường dùng để bón lót khi trồng mới với liều lượng bón từ 1 - 1,5kg/cây trộn với 15kg phân hữu cơ hoai mục, bón vào hố trước khi trồng.
+ Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng bón lót, bón thúc sau thu hoạch vải gồm:
- Phân đa yếu tố 5.10.3 gồm có N = 5%, P2O5 = 10%, K2O = 3%, CaO = 15%, MgO = 9%, SiO2 = 14%, S = 2% cùng vi lượng Zn, Fe, Mn, Bo, Cu…, tổng dinh dưỡng 58%, trong đó dinh dưỡng trung vi lượng đạt 40%.
- Phân đa yếu tố 12.8.12 gồm N = 12%, P2O5 = 8%, K2O = 12%, CaO = 8%, MgO = 6%, SiO2 = 9%, S = 6% và vi lượng Zn, Fe, Cu. Tổng dinh dưỡng 61%, trong đó dinh dưỡng trung vi lượng 23%.
+ Bón thúc hàng năm bằng phân NPK 5.10.3 cho vải kiến thiết cơ bản: Năm thứ nhất bón 2-3kg/cây; năm thứ 2 bón 3-4 kg/cây và năm thứ 3 bón 4-4,5kg. Chia lượng phân thành 2 lần bón/năm.
+ Bón thúc hàng năm cây vải kinh doanh bằng NPK 5.10.3 và NPK 12.8.12 (tức năm 4 - 11): Sau thu hoạch (tháng 7-8): 2 - 3kg NPK 5.10.3; bón đón hoa (tháng 11 – đầu tháng 12): 2 - 3,5kg NPK 12.8.12; bón thúc quả (tháng 3 - 4): 1,5 - 3,5kg NPK 12.8.12. Cách bón: Tạo rãnh hình vành khăn sâu 5-10cm xa gốc theo đường chiếu của tán lá, rải đều phân sau đó vùi đất kín phân.
Related news
Trong khi nông dân chăn nuôi bò sữa ở Củ Chi (TP.HCM) vẫn đang gặp khó về việc bán sữa bò, thì Hợp tác xã Bò sữa Tân Thông Hội lại yêu cầu một số nông dân phải góp tiền xây dựng Nhà máy sữa Củ Chi.
Ông Roh Inho – Phó Chủ tịch Trung tâm xúc tiến thương mại Hàn Quốc, phụ trách khu vực Đông Nam Á và Châu Đại dương (KOTRA) nhấn mạnh như vậy tại buổi lễ khai trương Trung tâm Hỗ trợ FTA Việt Nam – Hàn Quốc, tổ chức ở TP.HCM sáng 4.3.
Với nghề trồng cây cảnh bon sai, anh Nguyễn Văn Thảo, 53 tuổi ở thôn Bính Đức, xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn (Bình Định) đã có thu nhập khá, dư tiền nuôi con ăn học.