Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Người Hàn Quốc mê xoài, dứa Việt Nam

Người Hàn Quốc mê xoài, dứa Việt Nam
Author: Thuận Hải
Publish date: Monday. March 7th, 2016

Ông Roh Inho cho rằng, nông sản Việt Nam như trái cây nhiệt đới, thủy hải sản như tôm, cá tra, cua ghẹ… có nhiều lợi thế tại Hàn Quốc. Đặc biệt, người Hàn Quốc rất thích ăn trái thơm (dứa), xoài và các loại rau thơm như tía tô, tỏi… của Việt Nam.

Cuối năm 2015, sau khi FTA hai nước có hiệu lực, Hàn Quốc cam kết cắt giảm 95,4% trong tổng số 11.000 dòng thuế, kể cả cho các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam kể trên, càng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nông dân Việt Nam thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc.

Đặc biệt, nhiều sản phẩm nhạy cảm như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang, rau tía tô… cũng được cắt giảm thuế quan theo lộ trình. Mức thuế cho các sản phẩm này hiện khảng 30 – 50% và sẽ loại bỏ trong vòng 10 năm tới. Việt Nam cũng là nước đầu tiên được mở cửa cho những sản phẩm nhạy cảm này.

“Hàn Quốc nhập khẩu trái cây từ nhiều quốc gia khác nhau nhưng khi  Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực, thuế nhập khẩu từ Việt Nam giảm, người Hàn Quốc lại thích nông sản Việt nên nhiều doanh nghiệp đang chuyển hướng nhập khẩu trái cây từ Việt Nam” - ông Roh Inho nhấn mạnh.

Tuy vậy, vị này cho rằng, Việt Nam vẫn phải tiếp tục cải thiện chất lượng, mẫu mã và giả cả sản phẩm để có thể tận dụng được các lợi thế từ FTA hai nước, tăng tính cạnh tranh cũng như “lấy lòng” người tiêu dùng Hàn Quốc.

Từ 2013, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Trung Quốc và Mỹ, trong khi đó, Việt Nam cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Hàn Quốc. Ông Park Who Wan – Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TP.HCM cũng thông tin, hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam. Riêng tại TP.HCM, có hơn 2.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động, sử dụng hơn 70.000 lao động Việt Nam.  Hai nước đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên mức 70 tỷ USD vào năm 2020.

Ngoài ra, Việt Nam và Hàn Quốc cũng đã thỏa thuận sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất lúa gạo, chế biến thực phẩm… Để thực hiện các thỏa thuận này, hai bên đã đưa ra nhiều phương án như hỗ trợ chuyển giao công nghệ kỹ thuật, đào tạo nhân lực, giao lưu trực tuyến…


Related news

Các giải pháp khôi phục chăn nuôi sau rét Các giải pháp khôi phục chăn nuôi sau rét

Các cơ quan chuyên môn địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi kỹ thuật phát hiện gia súc động dục để phối giống kịp thời. Đẩy mạnh việc áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trong công tác giống nhằm phát triển nhanh đàn giống có chất lượng.

Saturday. March 5th, 2016
Nữ kỹ sư 9X say trồng nấm, lãi 200 triệu đồng/năm Nữ kỹ sư 9X say trồng nấm, lãi 200 triệu đồng/năm

Năm 2012, tốt nghiệp Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh, chuyên ngành công nghệ sinh học, chị Trịnh Thị Như Nguyệt (25 tuổi, ở thôn Thủ Thiện Thượng, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, Bình Định) xin vào làm việc tại một số cơ sở sản xuất nấm ở Đồng Nai.

Monday. March 7th, 2016
Nông dân Củ Chi lại bị ép xây dựng nhà máy sữa? Nông dân Củ Chi lại bị ép xây dựng nhà máy sữa?

Trong khi nông dân chăn nuôi bò sữa ở Củ Chi (TP.HCM) vẫn đang gặp khó về việc bán sữa bò, thì Hợp tác xã Bò sữa Tân Thông Hội lại yêu cầu một số nông dân phải góp tiền xây dựng Nhà máy sữa Củ Chi.

Monday. March 7th, 2016