Phân bón Lâm Thao chinh phục đất cằn xứ Tuyên
“Nhiều năm nay, phân bón Lâm Thao đã giúp gia đình tôi thu về những mùa dong riềng tươi tốt, dù là trồng trên đất bãi cằn và góp phần làm nên thương hiệu “Miến dong sạch Hợp Thành” ngon nức tiếng xứ Tuyên” Đó là chia sẻ của anh Phạm Đình Thắng - “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2016” ở xã Lực Hành, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang chia sẻ.
Trong ảnh: Từ những củ dong riềng có chất lượng tốt, anh Thắng đã làm ra những sợi miến dong ngon nhất. Ảnh: Thu Hà
Yêu cây, hiểu đất
Về xã Lực Hành những ngày này, đi đến đâu chúng tôi cũng nghe bà con bàn tán về chuyện cây dong riềng. Thời điểm này, bà con trong xã đang vào vụ thu hoạch rộ, những tiếng cười vang rộn khắp các triền đồi. Vừa tất bật thu gom dong riềng cho bà con, anh Phạm Đình Thắng vui vẻ kể: “Xã Lực Hành quê tôi được xem là “thủ phủ” của dong riềng xứ Tuyên. Hầu như hộ nào trong xã cũng trồng dong riềng. Với vai trò là Giám đốc HTX Thắng Lợi, mỗi năm tôi đều đứng ra tiêu thụ cho các thành viên và các hộ dân địa phương hơn 1.000 tấn bột dong, tương đương khoảng 5.000 tấn củ dong riềng để làm ra hơn 70 tấn miến dong sạch”.
Nhờ có phân bón Lâm Thao, bà con không chỉ trồng cây dong riềng trên đất đồi mà còn trồng được ngay cả trên đất soi bãi vốn khô cằn hay tận dụng cả đất trống, vườn tạp quanh nhà... Hiện, thu nhập bình quân của các thành viên trong HTX đạt gần 100 triệu đồng/người/năm. Riêng gia đình tôi bỏ túi khoảng 200 triệu đồng/năm”. Anh Phạm Đình Thắng
Là người đứng đầu HTX Thắng Lợi, nhiều năm nay anh Thắng luôn trăn trở tìm cách nâng cao năng suất, chất lượng củ dong riềng để làm ra những sợi miến dong thành phẩm ngon nhất. Anh tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật canh tác dong riềng hiệu quả, từ đó anh nhận thức được vai trò quan trọng của việc bón phân cho cây. Anh Thắng thổ lộ: “Cây dong riềng được trồng từ tháng 2 âm lịch và bắt đầu cho thu hoạch từ giữa tháng 10 âm lịch trở đi. Để dong riềng cứng cây, ít đổ, củ nhiều tinh bột, to đều, tôi thường tin dùng phân Lâm Thao để bón lót và bón thúc cho cây. Tùy từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà tôi sẽ sử dụng loại phân Lâm Thao phù hợp. Ví dụ với bón lót, tôi sẽ dùng phân NPK-S 5.10.3-8, bón thúc thì dùng phân NPK-S 12.5.10-14. Ngoài ra, người trồng cũng phải hiểu đất để bón liều lượng phù hợp, đất xấu thì phải bón nhiều phân hơn so với bình thường”.
Theo kinh nghiệm của anh Thắng, ngay sau khi xuống giống dong riềng, anh sẽ bón lót 1,5 tạ phân/sào đối với loại đất soi bãi cằn, còn đất đồi chỉ cần bón lót 1,1 tạ/sào. Đối với bón thúc, anh Thắng chia làm 2 đợt: Đợt 1 sau khi cây mọc 1 tháng và đợt 2 sau trồng 4 tháng. Tổng lượng phân bón NPK-S 12.5.10-14 anh Thắng dùng cho 2 đợt bón thúc là 1 tạ/sào đối với đất soi bãi và 0,8 tạ/sào đối với đất đồi.
“Sử dụng phân bón NPK hiệu quả, năng suất dong riềng của gia đình tôi tăng từ 10 – 12% trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác. Tôi thấy trồng cây gì cũng vậy, muốn cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao thì người trồng phải yêu cây, hiểu đất. Trong đó, việc bón phân đúng thời điểm và đúng liều lượng rất quan trọng. Tôi tin dùng phân bón Lâm Thao nhiều năm nay với nhiều loại khác nhau để bón cho cây bưởi, ngô và hoa màu” - anh Thắng bày tỏ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, anh Thắng cũng là hộ đầu tiên ở xã Lực Hành thành công với mô hình sản xuất miến dong sạch ngon nức tiếng. Chia sẻ về quá trình khởi nghiệp của mình, anh Thắng cho biết, giống như mọi người, anh cũng bắt đầu từ việc trồng dong riềng rồi đi buôn bột dong. Đến các tỉnh bạn, thấy mọi người sản xuất miến dong từ chính cây dong riềng do dân bản mình trồng và có thu nhập cao hơn rất nhiều, anh nghĩ họ làm được thì tại sao mình không thể.
“Nghĩ là làm, tôi bèn vay mượn tiền mua máy chế biến miến dong thành phẩm. Làm bột dong thành thạo nhưng khi bắt tay sang làm miến dong thành phẩm, tôi gặp vô vàn khó khăn. Dù trong suốt 2 năm đầu, cơ sở sản xuất miến dong liên tục thua lỗ, nhưng tôi quyết không bỏ cuộc. Càng khó khăn tôi càng cố gắng làm bằng được” - anh Thắng bộc bạch.
Giúp nhau làm giàu
Nhờ bón phân Lâm Thao dong riềng ở Tuyên Quang cho năng suất cao. Ảnh: I.T
Dần dần sợi miến dong thành phẩm do anh Thắng làm ra đã đạt đến độ mềm, mịn, dai ngon nên được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận. Khi đã nắm được bí quyết sản xuất miến dong, anh Thắng nghĩ ngay đến việc phải liên kết chặt chẽ với các hộ trồng dong riềng. Vậy là năm 2011, Tổ hợp tác sản xuất miến dong thôn Đồng Vàng với 7 thành viên do anh làm tổ trưởng đã ra đời. Hai năm sau đó, từ nền tảng tổ hợp tác ban đầu, anh thành lập HTX Thắng Lợi với 25 thành viên chuyên chế biến tinh bột dong riềng, miến dong và làm dịch vụ bao tiêu sản phẩm tinh bột cho bà con trong xã.
Đến nay, HTX Thắng Lợi đã sản xuất miến dong theo quy trình khép kín. Theo đó, từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch dong riềng, đến làm bột dong và sản xuất miến dong thành phẩm đều được HTX giám sát chặt chẽ, đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật và đáp ứng các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện, sản phẩm “Miến dong sạch Hợp Thành” đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHĐT) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; Sở Y tế xác nhận công bố phù hợp quy chuẩn an toàn thực phẩm. Thu nhập bình quân của các thành viên trong HTX đạt gần 100 triệu đồng/người/năm, riêng gia đình anh Thắng bỏ túi khoảng 200 triệu đồng/năm.
Không giấu bí quyết làm giàu cho riêng mình, anh Thắng tích cực hướng dẫn các hộ dân trong xã kỹ thuật trồng dong riềng cho hiệu quả kinh tế cao. Thấy phân bón Lâm Thao có tác dụng tốt cho hoa màu, sẵn có cửa hàng vật tư nông nghiệp, anh Thắng làm đại lý phân phối cho Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Mỗi năm, cửa hàng vật tư nông nghiệp của anh cung ứng từ 300 – 400 tấn phân bón Lâm Thao cho bà con trong xã. “Phân bón Lâm Thao có nguồn dinh dưỡng đa chất (gồm cả đạm, lân, kali), lại bền màu nên bà con nông dân rất ưa chuộng. Loại phân bón này cũng thích hợp với nhiều loại cây trồng” - anh Thắng bày tỏ.
Đáng chú ý, để tạo điều kiện cho các hộ khó khăn mua phân bón kịp thời đầu tư mùa vụ, anh Thắng đã triển khai bán phân bón trả chậm cho bà con. “Mỗi năm tôi cung ứng hàng trăm tấn phân bón theo hình thức trả chậm. Theo đó, bà con mua phân bón từ đầu năm, đến cuối năm thu hoạch nông sản mới phải trả tiền. Mỗi bao phân bón trả chậm, bà con chỉ phải trả thêm 5.000 đồng so với trả tiền ngay” - anh Thắng cho hay.
Chị Đào Thị Hoa ở thôn Khuôn Lù chia sẻ: “Trước đây, mỗi khi chuẩn bị bước vào mùa trồng dong riềng, tôi phải chạy vạy khắp nơi để có tiền mua 8 – 9 tạ phân bón cho 0,5ha dong. Từ ngày anh Thắng đứng ra bán phân trả chậm, gia đình tôi đỡ lo hẳn”.
Không khó khăn về vốn nhưng chị Nguyễn Thị Miền có 2ha dong riềng ở thôn Đồng Vàng cũng tìm đến cửa hàng phân bón của anh Thắng. Chị Miền chia sẻ: “Mỗi năm tôi mua hơn 2 tấn phân Lâm Thao ở cửa hàng của anh Thắng để bón cho dong riềng và các cây màu khác. Mua phân bón của anh Thắng, chúng tôi không chỉ yên tâm về chất lượng, giá cả mà còn được hướng dẫn kỹ thuật trồng, cách sử dụng phân bón vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả”.
Related news
Nhờ nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng Chính sách Xã hội nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở Đăk Lăk đã tạo dựng được “cần câu cơm” là những mô hình hiệu quả
Trong sản xuất nông sản hiện nay, việc kích thích tăng trưởng thân, rễ, mầm là đặc biệt quan trọng. Bởi thế, những loại phân bón có hàm lượng đạm cao như DAP
Nông dân đang chiếm một tỷ lệ lớn trong các bệnh nhân xương khớp nhất là đau lưng, thoái hóa mãn tính bởi các công việc nặng nhọc trên ruộng đồng