Ông Trần Phương Giàu Lên Nhờ Nuôi Bò Sinh Sản
Ông Trần Phương là tấm gương nông dân sản xuất giỏi ở thôn Mỹ Nhơn, xã Bắc Phong (Thuận Bắc). Từ trồng lúa và nuôi bò sinh sản, mỗi năm gia đình ông thu về cả trăm triệu đồng.
Đến thăm chuồng trại nuôi bò của ông nằm giữa ruộng lúa rộng 4 ha, chủ yếu là nuôi trong chuồng, nhưng nhờ được cung cấp thức ăn đầy đủ nên phát triển nhanh, kháng bệnh tốt; 15 con bò cái hiện đang trong thời kỳ sinh sản, đều đặn mỗi năm đẻ một lứa. Bê lai mới sinh nặng trên 25 kg, gấp rưỡi bê thường, nuôi 4 tháng là có người mua với giá từ 5 đến 6 triệu đồng/con.
Nghe ông Phương kể chuyện làm ăn thấy rất thích, nhưng để chăn nuôi đi vào ổn định ông không ít lần “nếm mùi” thất bại. Cách đây hơn 10 năm, sẵn có khu đất rộng ông dồn hết vốn liếng mua bò về nuôi. Lúc ấy đồng ruộng thiếu nước, diện tích canh tác bị bỏ hoang nhiều, nên nuôi thả rong, bò tự kiếm thức ăn.
Do đầu tư ít, nên chất lượng đàn thấp, nhưng chăn nuôi vẫn có lãi. Đến năm 2005, phong trào chăn nuôi ở địa phương phát triển mạnh, đồng thả bị thu hẹp dần, mùa khô bò thiếu thức ăn còi cọt suy giảm dần. Trong khi nhiều hộ chăn nuôi gặp khó, chưa tìm được hướng đi mới, thì ông Phương thay đổi tập quán chăn nuôi cũ, không phát triển đàn mà chú trọng tìm giống tốt nâng cao chất lượng.
Thời điểm lúc bấy giờ huyện Ninh Hải (nay là Thuận Bắc) triển khai Chương trình sind hóa đàn bò, không bỏ lỡ cơ hội, ông Phương liên hệ với cán bộ kỹ thuật nông nghiệp đưa bò cái đi thụ tinh nhân tạo, cho ra thế hệ bê lai có ưu điểm vượt trội so với bê địa phương.
Để duy trì giống tốt, ông cải tạo chuồng, nuôi theo hình thức bán thâm canh. Theo ông Phương, nếu nuôi theo hình thức quảng canh như trước đây khó gầy được giống tốt vì bò tự do giao phối dễ bị trùng huyết. Ông cải tạo 4 ha đất cằn của gia đình, đào 2 cái hồ rộng 6 sào tích trữ nước mưa trồng lúa, trồng cỏ làm thức ăn cho bò.
Hai năm trở lại đây, khi nước thủy lợi về đến ruộng, mỗi năm ông sản xuất 3 vụ lúa, năng suất đạt 6 tấn/ha; 5 sào cỏ voi, rau muống xanh tốt quanh năm đảm bảo cung cấp thức ăn dồi dào cho đàn bò cái 15 con.
Ông dự tính thu hoạch xong vụ lúa đông - xuân 2012-2013 sẽ sửa sang chuồng trại, mắc mùng cho bò tránh ruồi, muỗi đốt. “Tui tính sơ bộ tiền mua vải mùng bao quanh dãy chuồng rộng 200 m2 hết trên dưới 10 triệu đồng, bán vài con bò giống dư sức làm”, ông Phương nói. Nếu “dự án” trên được thực hiện, thì ông cũng là người đầu tiên trong tỉnh “cho bò ngủ mùng”.
Related news
Thời gian này đang là vụ nuôi tôm chính trong năm, song ở nhiều vùng nuôi tôm trọng điểm, lại đang bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại nặng cho hàng nghìn ha nuôi tôm của bà con nông dân. Phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trao đổi ý kiến với Phó Cục trưởng Thú y Dương Tiến Thể về tình hình dịch bệnh và các giải pháp ngăn chặn dịch lan rộng.
Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra mới được ban hành, có hiệu lực từ ngày 20/6/2014, đang thu hút sự quan tâm của giới thương nhân, người nuôi... Theo đó, hoạt động nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra thương phẩm là một ngành kinh doanh có điều kiện. Con cá tra Việt Nam được gắn “vòng kim cô” tiêu chuẩn, chất lượng, nguồn gốc...
Nắng nóng, thiếu nước uống và thức ăn đã làm cho gia súc tại một số địa phương bị chết hàng loạt. Việc phòng và chữa bệnh cho đàn gia súc trong điều kiện khô hạn tiếp tục diễn ra gay gắt như hiện nay là điều hết sức cần thiết.
Tháng 7/2012, Tổ hợp tác sản xuất nuôi bồ câu ở Thiện Nghiệp đi vào hoạt động với tên gọi Tổ hợp tác sản xuất đoàn kết tại thôn Thiện Sơn (Thiện Nghiệp, Bình Thuận), có 10 tổ viên tham gia. Tổ hợp tác cung cấp bồ câu thịt, giống và thu mua, tư vấn kỹ thuật nuôi bồ câu cho các địa phương lân cận.
Nhằm nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, những năm gần đây người dân ở một số xã như: Cao Thịnh, Lộc Thịnh, Ngọc Trung... (Ngọc Lặc - Thanh Hóa) đã đưa cây dứa gai vào trồng xen với cây cao su trên diện tích đất đồi dốc, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.