Ông Nông Dân Giỏi Và Trang Trại Khá Đặc Biệt
Ông có một trang trại khá đặc biệt. Từ trang trại này, ông trở thành nông dân SXKD giỏi của TP.Đà Nẵng và vinh dự được về Hà Nội dự Hội nghị Nông dân SXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV sắp tới.
Ông là Nguyễn Nho Chắn ở phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng. Và cái trang trại đặc biệt của ông là trang trại khai thác đá xây dựng.
Ông Chắn quê ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1973, ông đi bộ đội, học nghề sửa xe ô tô trong đơn vị. Năm 1975, ông rời quê vào Đà Nẵng. Năm 2002, ông chọn khai thác đá làm nghề sinh nhai.
Bắt đầu bằng hai bàn tay trắng, ông vay mượn họ hàng mua xe thô sơ khai thác đá ở khu vực thành phố cho phép.
“Do mua xe cũ nên nó hay dở chứng, tôi phải hì hục sửa, nhờ thế mà tay nghề sửa xe cơ giới của tui ngày càng thuần thục" - ông cười kể lại.
Nhờ chăm chỉ, chịu khó, ông tích lũy dần. Được bao nhiêu, ông đầu tư bấy nhiêu cho xe chuyên dụng, máy móc, thiết bị khai thác đá, nghiền đá... Đến nay, ông đã có hơn 3 ha trang trại tại mỏ đá, 12 chiếc xe chuyên dụng với giá trị trên 7 tỷ đồng và nhiều dàn máy móc khác.
Tại trang trại của ông luôn có 30 lao động địa phương làm việc, với mức lương 6-9 triệu đồng/người/tháng. Mỗi năm, trừ chi phí, ông lãi hơn 2 tỷ đồng.
Thăm trang trại của ông Chắn, chúng tôi thán phục tính sáng tạo của ông. Tại đây, tuy xe chuyên chở nguyên vật liệu ra vào thường xuyên nhưng không có chút bụi bặm, bởi ông đầu tư máy phun nước phun thường xuyên trên toàn bộ tuyến đường ra vào trang trại. Trang trại ông hoạt động 10 năm mà không một ai sống chung quanh mất lòng vì bụi bặm ô nhiễm.
Không chỉ vậy, ông còn đầu tư phủ kín 3ha trang trại bằng cây rừng trồng. "Tôi trồng rừng chỉ để tạo bóng mát và sinh thái chứ không có mục đích thu hoạch lấy lãi" - ông Chắn cho biết.
Related news
UBND tỉnh Phú Yên vừa có kế hoạch triển khai đề án Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng, giai đoạn 2015 - 2020 tại tỉnh.
Để cây mì sinh trưởng tốt, cho nhiều củ, ông Ngọc tìm hiểu các kỹ thuật trồng mì hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng và các tài liệu khuyến nông, tài liệu kỹ thuật.
Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Bến Tre) hiện có 5.200ha hoa màu đang ổn định và phát triển. Nông dân trồng hoa màu theo hướng an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường.
Huyện Phú Thiện (Gia Lai) có tổng diện tích cây trồng hàng năm hơn 24.000 ha. Trong đó, cây trồng chủ lực như lúa nước hơn 13.000 ha, mía gần 4.000 ha, mì 1.000 ha, bắp lai hơn 3.000 ha, đậu các loại 900 ha...
Trả lời về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại buổi họp báo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TPHCM cho biết, chưa phát hiện tồn dư chất cấm tại 40 cơ sở chăn nuôi ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 9.