Ông Nguyễn Đức Minh Điển Hình Sản Xuất Giỏi
Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản, ông Nguyễn Đức Minh ở thôn Hộ Diêm 1, xã Hộ Hải (huyện Ninh Hải) vượt qua những thất bại, vươn lên làm giàu nhờ nuôi ốc hương và chim bồ câu.
Chúng tôi tìm đến nhà ông Minh theo lời giới thiệu của ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hộ Hải. Mặc dù đã ngoài tuổi 50, ông vẫn lanh lẹ, thoăn thoắt tay làm. Vừa nhặt mẻ ốc hương, ông cho biết, hiện gia đình ông có 1,6 ha đìa ven đầm Nại và là hộ duy nhất ở thôn Hộ Diêm còn nuôi ốc hương.
Mỗi năm một vụ, từ tháng 3 đến tháng 8, ông thả xuống 60 vạn con cho 3 sào với số tiền đầu tư khoảng 300 triệu đồng. Ốc hương thu hoạch đạt 700 – 800 kg/ sào, giá bán hiện nay 200.000 đồng/ kg, trừ các chi phí ông thu về 90 triệu đồng mỗi năm.
Để phòng tránh dịch bệnh, ông thả ốc hương luân phiên các ao. Diện tích mặt nước còn lại để phát triển tự nhiên, trở thành nơi thu hút trú ngụ tôm, cá từ đầm Nại. Gia đình ông dùng lưới đánh bắt quanh năm. Nguồn thức ăn chủ yếu nuôi ốc hương là cua, ghẹ, cá tươi và đòi hỏi môi trường nước đảm bảo độ mặn ổn định.
Ông Minh chia sẻ : “ Muốn nuôi thả lâu dài bất kỳ con gì, quan trọng nhất là nguồn nước đầm Nại phải sạch và mở rộng hệ thống mương thoát nước.” Tận dụng không gian trên các bờ đìa, gia đình ông làm chuồng nuôi 250 cặp chim bồ câu. Trung bình mỗi tháng ông xuất bán 80 con bồ câu ra ràng với giá mỗi cặp 50.000 đồng, cho nguồn thu đều đặn 2 triệu đồng.
Để có thêm thu nhập, vợ chồng ông còn kinh doanh thêm dịch vụ cưới hỏi. Hàng năm gia đình ông duy trì đàn heo thịt trên 10 con và 300 con gà ta, sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, phục vụ món ăn cho các tiệc cưới. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, ông Minh còn giúp cho 10 lao động địa phương có việc làm. Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hộ Hải cho biết: “ Ông Minh cần cù, chịu khó, năng động và sáng tạo làm kinh tế. Ông được xã Hộ Hải đề nghị UBND huyện Ninh Hải khen thưởng về thành tích lao động, sản xuất.”
Related news
Trong chuyến công tác về xã Vĩnh Lâm (Vĩnh Linh, Quảng Trị), tình cờ chúng tôi được gặp những người nông dân trong Hiệp hội nuôi tôm Quảng Xá. Hầu hết những nông dân này đều ở độ tuổi 7X, là những người cần cù, năng động và có nhiều sáng tạo trong làm ăn. Tuy nhiên, do rủi ro trong sản xuất dẫn đến nhiều người phải trắng tay, nợ ngân hàng và điều quan trọng hơn đó là họ chưa có định hướng mới trong sản xuất với những ao hồ nuôi tôm kém hiệu quả như hiện nay.
Giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đang dao động ở mức rất thấp, từ 18.500 - 20.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành cá tra mà dân nuôi từ 23.000 - 24.500 đồng/kg. Như vậy, người nuôi cầm chắc lỗ từ 3.000 - 6.000 đồng/kg...
Trong điều kiện giá thức ăn cho chăn nuôi tăng cao, trong khi nhu cầu thị trường yêu cầu thực phẩm ngon, sạch, đảm bảo vệ sinh nên gần đây xã Thiện Nghiệp (Phan Thiết - Bình Thuận) thí điểm mô hình nuôi trùn quế kết hợp chăn nuôi tại gia đình anh Nguyễn Văn Tánh - thôn Thiện Trung. Mô hình này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ được môi trường, do tận dụng lượng chất thải trong chăn nuôi.
Trong đó Thái Bình nhiễm trên 81.500 ha (mật độ sâu phổ biến từ 200 – 300 con/m2), Nam Định 76.500 ha (mật độ 50 – 100 con/m2), Hải Phòng 36.000 ha (mật độ 80 – 100 con/m2)…
Chúng tôi lên Tiên Lý, một trong 6 thôn trồng nhiều hương bài nhất của xã Yên Định khi bà con vừa kết thúc vụ thu hoạch, đang làm đất để trồng lại cho vụ sau. Nhiều vườn cây vải thiều, nhãn lồng Hưng Yên, hồng Đoàn Kết, hồng Lục Ngạn, đồi bạch đàn, keo lai, trám quả v.v… mặc dù dốc đến trên 20o nhưng nhờ có cây hương bài trồng xen mà đất được giữ ẩm, cản nước xói mòn tốt nên vẫn lên xanh tốt, đang ra hoa trắng xóa hứa hẹn một mùa quả bội thu.