Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nương Tựa Để Mưu Sinh

Nương Tựa Để Mưu Sinh
Publish date: Friday. November 22nd, 2013

Ba người đàn ông cùng quyết định “cột bè vào với nhau mà làm ăn”. Vậy mà đã 5 năm trôi qua, công việc lúc được lúc thua và dù cái máy xay, cái máy phát điện đều dùng chung, nhưng chưa bao giờ họ làm mất lòng nhau. Đó cũng là cái cách mà nhiều nhà lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chọn để cùng nương tựa vào nhau mà mưu sinh.

Chung sức chung lòng

Tấp ghe vô cụm nhà lồng bè có 4 căn nhà nằm ở 4 góc, Đen vừa tắt máy, vừa tung sợi dây rất điệu nghệ và thoăn thắt động tác cột ghe vào trụ gỗ. Trên bè là người đàn ông đầu để trần, mặc quần cộc, áo thun xộc xệch. Người thì vớt rác trong lồng nuôi cá bằng cái vợt dài. Người thì cho từng mẻ cá mối, cá nục, bạc má vào máy xay. Rời khỏi vai lái ghe, Đen xắn ống quần phụ với Vẹn, cậu bé chừng 17 tuổi, khiêng từng thau cá xay nhỏ đổ vào thau lớn hơn. Rồi đổ cám vào, tay trần trộn đều như người ta nhồi chả cá. Một người khác lôi sềnh sệt thau cá trộn cám ra bè, vốc từng vốc tròn ném xuống nước. Đen lại tiếp tục vần một giỏ cần xé cá nục, cá trích đã được cắt miếng chừng 3-4 cm ra bè phía cuối dãy.

Tôi thử kéo một chiếc thau cá, nặng trịch và tanh. Bắt chước mọi người, tôi cũng luồn tay vào thau vốc lấy một ít. Con cá mồi lành lạnh và nhớt hơn tôi tưởng, nên chưa kịp quẳng xuống, con cá đã tự nó rơi xuống bè. Vẹn chạy sang dạy tôi cách cho cá ăn mồi. Vì mỗi loại cá ăn ở một độ sâu khác nhau, nên quẳng cá xuống phải có lực nhẹ, mạnh khác nhau. Mồi cho mỗi loại cũng mỗi khác. “Cá chim, cá chẽm loại 150 gr/con là còn đang nhỏ, ăn cá xay trộn cám. Cá bớp 6 -7 tháng là cắt cá mồi làm 2. Còn đám cá bớp 11-12 tháng, nặng trên 7 kg như ở bè này thì để nguyên con mồi luôn. Thấy nó quẫy đuôi một cái là mồi đã mất tiêu trong cái miệng rộng ngoác ra kia rồi” - Vẹn nói, giọng hào hứng. Như để làm chứng cho thuyết minh của Vẹn, đàn cá lướt nhẹ trong nước, và soạt một cái, miếng mồi đã biến mất.

Trong tiếng cá đớp mồi kêu phạch phạch nghe thật lạ tai và đầy cảm hứng, người đàn ông cao to, da nâu đen ngừng tay đôi phút, quay lại cười để lộ hàm răng trắng, giọng Nam bộ rặt: “Lu bu quá! Bị vì nuôi cá thì phải cho ăn đúng giờ, đúng cữ. Trễ quá có lúc tụi nó cắn nhau, hay cũng có lúc nóchê mồi, bỏ cữ luôn là mệt lắm. Với lại, cá chẽm thỉ không ăn chìm dưới đáy ao, phải canh mà thả thức ăn từ từ để nó kịp phản xạ đớp mồi, chớ không thì bỏ mồi, lãng phí mà lại dễ hư nước nữa”. Đó là anh Nguyễn Văn Lai, 48 tuổi, nhà ở xã Hòa Long, TP. Bà Rịa. Đã 5 năm nay, anh Lai và 2 anh em anh Lê Văn Thảo, Lê Văn Châu ráp lại với nhau làm ăn. Chỉ tay về phía lồng nuôi cá, anh Lai kể: “Tính cả của tui, anh Thảo, chú Châu, thì có 50 lồng bè, với khoảng 15.000 con cá bớp, 6.000 cá chẽm, 9.000 cá chim và một ít cá mú. Đợt này, cá bớp 7 tháng tuổi, chừng 1,5-2 kg/con; cá chim 6 tháng tuổi, được hơn 700 gram/con. Còn cá chẽm lứa 8 tháng được 1,2-1,5 kg/con; lứa 12 tháng khoảng 3-3,5 kg/con. Mỗi ngày, đàn cá này nó chén tới 4-5 triệu đồng tiền cá mồi, cám tổng hợp”.

Học chơi nhưng làm thiệt

Nghỉ tay ngồi bệt xuống thành bè, anh Lê Văn Châu kể, cái gốc của nghề nuôi cá lồng bè trên sông Chà Và là xuất phát từ số thương nhân Đài Loan đến thuê mặt nước và nuôi thử nghiệm cá bớp con giống và cá bớp thương phẩm từ những năm 1999 - 2000. Ban đầu, họ thuê nhân công, phần đông là người dân xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu), phường Kim Dinh (TP.Bà Rịa) để đóng bè, dựng nhà. Sau đó lại tiếo tục thuê người nuôi cá, chỉ dẫn từ việc chế biến thực phẩm theo ngày tuổi của cá, kỹ thuật chăm sóc lúc cá bị sâu bệnh, cách xử lý vệ sinh môi trường… Được vài năm thì chủ Đài Loan không nuôi cá nữa, anh em người Việt đi làm thuê lúc đó táo bạo mua lại bè cũ, tự ôn lại bài cũ và rủ nhau cùng làm thử. Thấy cá nuôi cũng lớn nhanh không khác gì người Đài Loan làm, các hộ dân bung ra nuôi số lượng lớn. Anh rủ em, bạn bè rủ nhau làm chung, vừa giúp nhau trong công việc hàng ngày, vừa kết các lồng lại thành hệ thống các mảng bè lớn, giảm bớt khả năng mất an toàn khi có mưa to gió lớn.

Anh Nguyễn Công Biên, người đang sở hữu khu nhà lồng nuôi hơn 100 ngàn con cá thương phẩm và gần 40 ngàn cá con giống phân tích: Quy trình nuôi cá lồng bè trên sông nước lợ chỉ có một. Nhưng mỗi nhà đều có cách làm riêng, cách vận dụng linh hoạt sao cho phù hợp với túi tiền, sức lực của mình. Tuy vậy, phương tiện, con giống và kể cả kinh nghiệm nuôi trồng luôn là những “món” mà người dân nơi đây sẵn sàng chia sẻ cho nhau.

Kiểm tra và giãn mật độ cá bớp trong lồng bè để cá đủ sức phát triển.

Đưa mọi người ra bè cá bớp nặng hơn 3 kg mỗi con, anh Biên giới thiệu tỉ mỉ: Cấu trúc bè nuôi gồm khung bè, phao, neo, lưới lồng. Khung bè làm bằng gỗ chịu mặn (hoặc bằng tre) kết cấu theo hình vuông 6mx6m, nối kết với nhau bằng đinh và bu-lông. Anh Biên cho biết thêm, tiền đầu tư cho 1 lồng (40 m2 kể cả thành lồng), tốn chừng 25 triệu đồng, cứ vậy mà nhân lên. Nhưng theo anh, vẫn chưa ăn thua gì so với tiền mua con giống và thức ăn cho chúng. Trước ít vốn và nuôi chưa nhiều thì người ta đi ghe ra sông lưới cá giống thiên nhiên. Sau này có những người giàu kinh nghiệm nuôi cá giống như anh Biên, anh Trịnh Kỳ Hòa hay anh Phạm Thanh Hà, kỹ sư nuôi trồng Đại học Thủy sản Nha Trang, thì mọi việc về con giống không phải lo toan nữa, vì thậm chí có thể mua nợ trả dần. “Đồng vốn để dưỡng bầy cá cho đến đúng lứa, đủ ký mới bán cho được giá là cả một vấn đề. Mới tháng rồi tui cầm chủ quyền nhà ba vợ đi vay mua cá mồi. May quá mới bán được lứa cá chẽm 3-3,5 kg/con, giá 90.000 đồng/kg nên đã rút được giấy tờ ra trả rồi” - Anh Nguyễn Văn Lai kể.

Loại lưới này dùng để giăng dưới lồng bè nuôi cá.

Nhiều ô lồng ghép lại với nhau bằng gỗ miếng, tạo thành bè. Mọi người có thể đi lại trên thành bè, đưa thức ăn cho cá và phơi lưới ngay trên lối đi. Bè được giữ nổi trên mặt nước nhờ hệ thống các phao xốp hoặc thùng phuy bằng nhựa, loại 200 lít, đường kính 60 cm, cao 92 cm rồi buộc chặt phía dưới khung lồng. Đáy lồng được giăng lưới tấm nilon sợi thô và cố định lưới trong khung gỗ bởi các dây riềng chặt ở các góc. Tùy vào kích cỡ của từng loại cá và từng giai đoạn tăng trưởng mà người ta sử dụng loại lưới mắt thưa hay nhặt. Người ta dùng những bao đá, khối bê tông tròn, đủ độ nặng để cho lưới chìm đều trong nước, tạo thành ô sâu từ 2-3m mới đủ không gian cho cá bơi lội. Nhiều ô lồng ghép lại với nhau bằng gỗ miếng, tạo thành bè. Mọi người có thể đi lại trên thành bè, đưa thức ăn cho cá và phơi lưới ngay trên lối đi. Bè được giữ nổi trên mặt nước nhờ hệ thống các phao xốp hoặc thùng phuy bằng nhựa, loại 200 lít, đường kính 60 cm, cao 92 cm rồi buộc chặt phía dưới khung lồng. Đáy lồng được giăng lưới tấm nilon sợi thô và cố định lưới trong khung gỗ bởi các dây riềng chặt ở các góc. Tùy vào kích cỡ của từng loại cá và từng giai đoạn tăng trưởng mà người ta sử dụng loại lưới mắt thưa hay nhặt. Người ta dùng những bao đá, khối bê tông tròn, đủ độ nặng để cho lưới chìm đều trong nước, tạo thành ô sâu từ 2-3m mới đủ không gian cho cá bơi lội.


Related news

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mắc Ca Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mắc Ca

Hiện ở nước ta có nhiều vùng trồng mắc ca, song chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích trồng mắc ca tại Tây Nguyên là 1.645 ha, Tây Bắc, diện tích rừng trồng mắc ca chưa lớn, chủ yếu tập trung tại Sơn La, Điện Biên và một số tỉnh đang trồng thử nghiệm.

Wednesday. September 24th, 2014
Hua Thanh, Khó Khăn Giao Đất Giao Rừng Hua Thanh, Khó Khăn Giao Đất Giao Rừng

Trong rất nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Điện Biên chậm phải kể đến những khó khăn, vướng mắc trong khâu tổ chức họp dân tuyên truyền để bà con nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng. Nếu như ở một số địa bàn khác người dân tích cực phối hợp, nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, thì tại bản Nậm Ty 1, Nậm Ty 2, xã Hua Thanh dù đến nay đã qua vài ba lần họp dân, nhưng rừng vẫn chưa thể giao cho cộng đồng!

Wednesday. September 24th, 2014
Trao “Cần Câu”... Vẫn Khó! Trao “Cần Câu”... Vẫn Khó!

Đó là tâm sự của của ông Lèng Văn Vĩnh, Trưởng bản Mới 1, xã Chà Cang (huyện Nậm Pồ) cũng như nhiều học viên được học nghề theo Đề án 1956 mà cán bộ Phòng Dạy nghề (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) nhận được sau khi phỏng vấn trực tiếp. Điều đó nói lên rằng, tìm việc làm cho lao động sau học nghề luôn là “bài toán” khó!

Wednesday. September 24th, 2014
Nỗ Lực Tìm Đầu Ra Cho Con Ếch Nỗ Lực Tìm Đầu Ra Cho Con Ếch

Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh. Hiện tại, toàn huyện có gần 500 hộ nuôi với trên 14 triệu con, sản lượng mỗi năm gần 5.000 tấn. Do nuôi số lượng nhiều nên có thời điểm giá ếch giảm sâu, người nuôi ếch không có lời, thậm chí lỗ vốn mà vẫn không tìm được thương lái đến mua.

Wednesday. September 24th, 2014
Nuôi Cua Đinh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Cua Đinh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Gắn bó với mô hình nuôi ba ba Nam bộ (cua đinh) trên 10 năm, ông Phan Văn Bá ở ấp Long Hòa, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự đã phát triển mô hình như một trang trại thu nhỏ với 20 bồn và 2 hầm nuôi diện tích 1.400m2, với số lượng gần 200 con giống.

Wednesday. September 24th, 2014