Nuôi Vỗ Đàn Cá Tra Được Cải Tạo Di Truyền Thành Cá Tra Bố Mẹ Ở Bến Tre

Trung tâm Giống Nông nghiệp đang triển khai thực hiện Đề tài nuôi vỗ đàn cá tra được cải tạo di truyền thành cá tra bố mẹ, nhằm giúp các hộ sản xuất giống cá tra trong tỉnh Bến Tre có đàn cá bố mẹ được chọn lọc di truyền, cho ra những thế hệ con giống có tỷ lệ thịt phi lê cao và tăng trưởng nhanh.
Cá có nguồn gốc từ Trung tâm quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ (thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II), độ tuổi trung bình 1 năm, trọng lượng 1 kg/con, được Trung tâm tiếp nhận ngày 16-12-2011.
Mục tiêu của Đề tài là có được 800 con cá tra bố mẹ (tỷ lệ sống đạt 80%) thành thục, sinh dục tốt, trọng lượng bình quân 3 kg/con, tỷ lệ phát dục từ 20 - 30%. Khi đề tài thành công sẽ giải quyết được nguồn cá nuôi thương phẩm tại tỉnh (hiện có khoảng 650 ha, nhu cầu giống 200 triệu con/năm). Cá thương phẩm hiện được nuôi tập trung ở các huyện: Châu Thành, Giồng Trôm, Chợ Lách. Được biết, toàn tỉnh hiện có 3 cơ sở sản xuất giống, cung cấp khoảng 10% tổng nhu cầu cá tra giống. Số cá tra giống còn lại phải nhập từ các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Đó là những khó khăn lớn cho nghề nuôi cá tra thương phẩm ở Bến Tre.
Related news

Hiện nay, giá cà phê các đại lý ở Đồng Nai mua của nông dân hơn 38 ngàn đồng/kg, tăng trên 8 ngàn đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2013.

Trong năm 2013, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã thực hiện hiệu quả các mô hình điểm. Trong chương trình cánh đồng sản xuất tập trung, đơn vị đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai được 22 mô hình cánh đồng sản xuất tập trung, tổng diện tích 4.233 ha, với 2.977 hộ tham gia.

Ngày 24.2, tại xã Liên Phương (thành phố Hưng Yên), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hưng Yên phối hợp với Công ty cổ phần nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng, Công ty TNHH Kubota Việt Nam triển khai thí điểm mô hình sử dụng mạ khay, máy cấy lúa vụ xuân.

Như đời người “ba chìm bảy nổi”, vú sữa Lò Rèn đã trải qua những “thăng trầm” trên hành trình “rong ruổi”, “bén duyên” và phát triển để trở thành trái cây đặc sản gắn liền với địa danh Vĩnh Kim (Châu Thành - Tiền Giang).

Ông Năng chia sẻ, đây là loại cây ngắn ngày, cho thu hoạch nhanh, trồng kiểu lót bạc hạn chế cỏ mọc, đảm bảo độ ẩm cho cây. Từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 8 tháng, thu trong thời gian 4 tháng, trồng cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 2,5 m.