Nuôi vẹm xanh thương phẩm không khó - Phần 2
2. Hình thức nuôi cọc
Địa điểm nuôi
Yêu cầu giống hình thức nuôi dây treo.
Chuẩn bị cọc và dây bám giống
Máng bám giống: Máng xi măng hoặc bể nhựa dài khoảng 2 - 3m; rộng 0,5m; cao 0,5m.
Có thể tạo máng bằng cách dùng gỗ tạp đóng khung máng có kích thước tương tự và trải nylon hoặc bạt nhựa để chứa nước.
Cọc bằng gỗ khô, loại gỗ không có nhựa độc, chiều dài cọc 2 - 2,5m, đường kính từ 11 - 15cm.
Dây bám giống: Chão bẹ dừa hoặc chão cói có đường kính 1,5 - 2cm, dài 2,5 - 3cm.
Kỹ thuật cho bám giống vào dây
Đưa nước biển sạch và có độ mặn tương đương với nơi nuôi vào bể composite hoặc máng.
Sục khí và thả giống vào bể, đưa dây bám vào đáy bể theo chiều dài của máng và sợi dây nằm giữa các lớp vẹm giống ở dưới đáy.
Sau 3 - 5 ngày vẹm mọc tơ chân bám vào dây thì đem chuyển ra bãi nuôi.
Quấn dây vào cọc
Cọc được đóng vững chắc xuống bãi, mỗi cọc được quấn từ 1 - 2 dây giống.
Vẹm sẽ bám cả vào dây quấn và thân cọc trong quá trình phát triển.
Quản lý, chăm sóc
Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh độ vững chắc của cọc, nếu mật độ vẹm quá dày thì cần tỉa thưa.
Các cá thể tỉa ra lại cho vào máng (bể) bám đề tạo dây giống mới.
Thu hoạch
Tùy thuộc vào nguồn thức ăn mà thời gian thu hoạch khác nhau, tuy nhiên, đối với cả hai hình thức nuôi, khi chiều dài vỏ đạt từ 8 - 10cm trở lên có thể thu hoạch bằng cách dùng kéo hoặc dao để cắt chân tơ từng cá thể vẹm.
>> Nuôi vẹm vỏ xanh thương phẩm có thể kết hợp được với nuôi tu hài thương phẩm sẽ tận dụng được tối đa các điều kiện sẵn có như giàn treo, nguồn thức ăn… từ đó giảm chi phí đầu tư và tăng được hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích mặt nước.
Related news
Vẹm vỏ xanh (Perna viridis), là loài hai mảnh vỏ dễ nuôi, chi phi đầu tư thấp, độ rủi ro ít rất thích hợp cho hộ nuôi nhỏ. Các hình thức nuôi chủ yếu hiện nay là nuôi theo hình thức dây treo và nuôi cọc.