Kỹ thuật nuôi vẹm vỏ xanh thương phẩm - Phần 2
Kỹ thuật nuôi Vẹm vỏ xanh thương phẩm
1. Các hình thức nuôi:
Xin giới thiệu hai hình thức nuôi chủ yếu sau đây:
• Nuôi dây treo vào bè hoăc vào các giàn, cọc, giàn phao (gọi tắt là Nuôi dây treo).
• Nuôi trên các cọc đóng cố định ở mặt bãi triều (gọi tắt là Nuôi cọc).
2. Thuật ngữ và chữ viết tắt:
– Chiếu dài vỏ: Khoảng cách từ mút đầu đến mút cuối của vỏ, tính bằng mm hoặc cm.
– Chiểu rộng vỏ: Khoáng cách lớn nhất của chiểu ngang vỏ, tính bằng mm hoặc cm.
– Chiều cao 2 mành vỏ: Khoảng cách 2 đỉnh của 2 mảnh vỏ khi khép lại.
– Mép sóng: Mép sóng hay “đường bờ” là đường ngấn nước với biên độ thuỷ triều ở mức trung bình.
– Mặt 0 hải đồ: Mặt nước ở mức thuỷ triều ròng nhất có thể xẩy ra. Trong bảng thuỷ triều ở cột “nước ròng” và “nước lớn” trong đó có cột “độ cao m”. đó là cột dự báo mức nước ròng hoặc lớn so với mặt 0 hải đồ của từng ngày khác nhau.
– Tơ chân: Các sợi nhỏ màu đen do Vẹm tiết ra để bám vào các giá thể.
– Vật bám hoặc giá thể: Các vật thể cứng như đá sỏi, gỗ, sợi, bê tông để cho tơ chân của Vẹm có thể bám vào.
– S °/oo: Độ muối/ độ mặn của nước.
A. Nuôi dây treo
Nuôi trên giàn và trên bãi đá ngầm
1. Lựa chọn địa điểm
Vùng được lựa chọn làm nơi nuôi Vẹm vỏ xanh theo hình thức dây treo phai có các điéu kiện sau:
– Độ mặn của nước chỉ dao động từ 18o/oo , đến 32 o/oo (kể cả trong mùa mưa).
– Dòng chảy từ 0,2 m/s – 0.5 m/s.
– Độ trong: từ 2m trở lên.
– Độ sâu: từ + 0.5m xuống – 1m so với mặt 0 Hải đổ (tương đương thấp hơn so với mép sóng từ 4m – 5m).
2. Vật liệu:
– Vải màn hoặc lưới cước có mắt lưới nhỏ tương tự mắt vải màn hoặc ni-lon mỏng.
– Dây làm vật bám: Dây ni-lon đường kính = 2 – 3cm.
– Dây treo: Dây ni-lon đường kính = 1cm.
– Cọc làm giàn: Cọc gỗ đường kính = 10 – 15cm, dài 2 – 2.5m.
– Cây làm xà treo: Cây gỗ đường kính = 10cm, dài tuỳ cây.
– Dây thép buộc giàn: Dây kẽm 2.5mm.
– Kéo cắt lưới.
– Kim cắt dây sắt.
– Vồ đóng cọc.
– Dao đẽo chân cọc.
– Cưa gỗ.
3. Gia công dụng cụ và giàn treo:
3.1. Túi thả giống:
Trình tự:
– Vải màn hoậc sãm cước được cắt nhỏ và may thành các ống lưới” có đường kính = 4 – 5cm, dài từ 30 – 40cm. Nếu dùng ni-lon thi dán thành các ống tui có kích thước như trên, sau đó dùng kéo cắt thủng túi các lỗ tròn có đường kinh 2 – 3mm. (xem hình 1).
– Cắt dây ni-lon làm vật bám (loại dây đường kính = 2 – 3cm) thành các đoạn có chiều dài khoảng 50cm.
– Luồn dây làm vật bám vào trong lòng các ống lưới hoặc túi ni-lon sau đó buộc chặt đáy túi vào đầu dây phía dưới. Đầu dây phía trên được buộc gập lại tạo thành khuy để luồn dây treo.
– Cắt dây treo thành các đoạn có độ dài khoảng 1 – 1,5m.
– Luồn một đấu dây treo vào khuy của dây bám và buộc chặt. Đầu dây còn lại dùng để treo vào xà hoặc bè.
2. Giàn treo:
– Dùng cọc đóng thảng hàng theo chiều vuông góc với dòng chảy của nước. Khoảng cách mỗi cọc từ 1.5 – 2m (làm vào lúc thủy triều ở mức 0 – 0.3m).
– Dùng kim và dây thép buộc chặt các cây xà ngang qua các đầu cọc. Xà treo cách măt bãi khoảng 1 – 2m.
4. Kỹ thuật thả giông:
-Giống cỡ 1cm (tương đương hạt Dưa hấu) được cho vào túi. Mỗi túi chứa khoảng 1.000 con.
– Buộc chật miệng tủi vảo dây bám.
– Treo túi lên xà treo hoặc bè. Nếu treo trên bè thi thả túi xuống độ sâu 2.5m – 3.5m. (xem hình 4).
5. Chăm sóc:
– Sau khoảng 5-10 ngày, kiểm tra thấy hấu hết Vẹm đã mọc tơ chân và bám chặt vào dãy ni-lon thi dùng kéo hoặc dao cắt bỏ túi. (xem hình 5 & 6).
– Thường xuyên kiểm tra giàn treo và dây treo, nếu có sự cổ phải được sửa chữa ngay.
– Khi Vẹm lớn lên. nếu thấy mật độ quá dày thi dùng dao nhỏ hoặc kéo cắt tơ chân một số cá thể để tỉa cho chùm vẹm thưa hơn. số cá thể cắt ra lại cho vào túi như khi thả giống để tạo ra những dây treo mới.
Địch hai đối với Vẹm theo hĩnh thức nuôi này là một vài loài cả ân rêu có thể cắn đứt dây treo. Các loài Hà và Sun có thể bám vào cọc và xà làm cho cọc và xà bị gầy.
Do vậy phải luôn làm vệ sinh dây treo, cọc vá xà. Một vài loài cua biển cũng cổ thể ãn thịt Vẹm.
6. Thu hoạch:
Dùng dao hoăc kéo cẳt tơ chân của từng cá thể (không dùng tay bứt ra từng con).
Related news
Anh Nguyễn Tiến Dũng ở xóm Hoa Thành, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư nuôi vẹm xanh trên 2 ha mặt nước tại vùng cửa Sót
Đầm Nha Phu nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang chừng hơn 20km về phía Bắc, diện tích mặt nước vào khoảng 4.000ha tuỳ theo thuỷ triều lên xuống