Home / Hải sản / Chem chép (Vẹm)

Nuôi Vẹm Xanh

Nuôi Vẹm Xanh
Publish date: Tuesday. February 8th, 2011

Vẹm xanh là đối tượng nuôi trồng thuỷ sản mới, có giá trị kinh tế. Vẹm xanh dễ nuôi và trong quá trình nuôi, không cần bổ sung thức ăn cho chúng.

Cách nuôi

Có thể chọn các vùng đầm hồ, các vùng cửa vịnh để nuôi vẹm xanh, song môi trường nước phải trong sạch, không bị nước thải công nghiệp pha trộn...

Dụng cụ nuôi

Dùng loại rổ nhựa mắt dày, đường kính 50cm trở lên, hai mặt trên và dưới rổ được lót bọc bằng những tấm lưới dày hoặc vải màn để chống các loài sinh vật làm hại. Mỗi rổ thả khoảng 500 con. Sau đó đem rổ nuôi thả chìm xuống nước theo cọc tiêu đã được đóng trước. Rổ nuôi vẹm phải nằm ở vị trí cách đáy đầm 30-50cm. Để cố định được vị trí các rổ, nên cho vào rổ những hòn đá thích hợp và cố định bằng dây buộc trên cọc tiêu. Môi trường nước nuôi phải đảm bảo sự ổn định tương đối về độ mặn, độ pH, nhiệt độ khi thời tiết thay đổi.

Chăm sóc

Hai bên cửa sông nơi có nhiều thực vật phù du, mùn bã hữu cơ (là những thức ăn chính của vẹm) là những vùng đất thuận lợi để vẹm xanh phát triển vỏ tốt nhất... Trong quá trình nuôi phải chú ý khâu làm vệ sinh rổ. Cần cọ rửa rổ sạch sẽ để tiêu diệt các loại sinh vật khác sống ký sinh trên vẹm (nhất là con hàu).

Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Khánh Hoà đã nuôi thử nghiệm vẹm xanh ở đầm Nha Phú, theo phương pháp đóng cọc trên diện tích 10.000ha. Đến nay đã có trên 100 hộ nuôi vẹm xanh, sản lượng vẹm thương phẩm ước tính khoảng 40 - 50 tấn/năm.

Thu hoạch

Vẹm nuôi trên cọc, trên giàn, trong rổ cách xa lớp đáy bùn bẩn nên rất sạch. Khi vẹm đạt cỡ 8cm (chiều dài vỏ) trở lên, vào thời kỳ đó tuyến sinh dục phát triển mạnh nhất, nếu mở con vẹm thấy đỏ rực, vàng rộm hay vàng sữa là thu hoạch được.

Trước đây nguồn vẹm giống phụ thuộc vào khai thác tự nhiên, nhưng ngày nay chúng ta đã bắt đầu cho vẹm sinh sản nhân tạo và nuôi thành vẹm hàng hoá.


Related news

Nuôi vẹm vỏ xanh góp phần giảm ô nhiễm do tảo - Phần 1 Nuôi vẹm vỏ xanh góp phần giảm ô nhiễm do tảo - Phần 1

Vẹm vỏ xanh là động vật biển thân mềm, thịt thơm ngon, có hàm lượng dinh dưỡng cao, vỏ có tầng ngọc dày dùng để chế biến một số hàng thủ công mỹ nghệ.

Tuesday. August 23rd, 2016
Nuôi vẹm vỏ xanh góp phần giảm ô nhiễm do tảo - Phần 2 Nuôi vẹm vỏ xanh góp phần giảm ô nhiễm do tảo - Phần 2

Nuôi vẹm vỏ xanh góp phần giảm ô nhiễm do tảo - Phần 2

Tuesday. August 23rd, 2016
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chem chép ở vùng biển nhiều sóng gió - Phần 1 Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chem chép ở vùng biển nhiều sóng gió - Phần 1

Có nhiều phương pháp nuôi khác nhau như cọc bê tông, cọc gỗ, treo băng bè hoặc dây treo… Nuôi treo bằng phao hoặc bằng bè được sử dụng rộng rãi vì phù hợp ở những vùng có sóng gió, dễ di chuyển và thao tác.

Tuesday. August 23rd, 2016
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chem chép ở vùng biển nhiều sóng gió - Phần 2 Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chem chép ở vùng biển nhiều sóng gió - Phần 2

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chem chép ở vùng biển nhiều sóng gió - Phần 2

Tuesday. August 23rd, 2016
Kỹ thuật nuôi vẹm xanh Kỹ thuật nuôi vẹm xanh

Vẹm vỏ xanh (Perna viridis) được coi là đối tượng hai mảnh vỏ quan trọng ở khu vực ven biển nước ta, với hàm lượng dinh dưõng tương đối cao,

Tuesday. August 23rd, 2016