Nuôi trùn quế bằng rác thải thực vật hữu cơ
Vì vậy, để tìm thức ăn phong phú cho trùn quế đang được đặt ra.
“Tôi bắt đầu nghiên cứu sáng chế: thiết bị, quy trình nuôi trùn quế từ các năm 2000 - 2002 khi đang còn làm việc ở Công ty trang trại TP. Hồ Chí Minh (quận Gò Vấp) với mục đích tìm nguồn thức ăn mới cho trùn quế thay thế phân bò trước đây, do loại phân này không còn nhiều trong các khu vực ngoại thành”, anh Kiều Văn Giỏi cho biết về căn nguyên tìm đến sáng chế nuôi trùn quế như vậy. Sau này về cư ngụ ở khu phố 5, phường Phú Trinh (Phan Thiết), anh tiếp tục hỗ trợ một số hộ nuôi trong tỉnh quy trình này.
Anh Giỏi phân tích thêm, nguồn thức ăn cho trùn quế theo cải tiến mới là các loại rác thải thực vật hữu cơ lâu nay thường bị bỏ đi rất hoang phí, lại làm ô nhiễm môi trường khắp mọi nơi từ nông thôn đến thành thị. Một số nơi người dân ý thức dọn dẹp tốn công sức, chi phí tiền bạc tùy theo khối lượng rác thực vật để lại. Sáng chế thiết bị, quy trình nuôi này áp dụng rộng rãi thu nạp hàng ngàn cành thanh long sâu bệnh bị chặt bỏ, rác thải hữu cơ (rau, củ, quả hư hại…) từng đống ở các chợ, bã cà phê bỏ đi, lục bình trôi dạt sông, rạch... sau khi qua xử lý làm nhỏ, nhuyễn cho lên men, trùn quế sẽ ăn hết.
Nhờ vậy, hàng ngàn hộ nông dân sẽ không còn lo cành thanh long cắt ra không biết bỏ đi đâu; các bà nội trợ, tiểu thương ở các chợ không còn lo rác thải thực vật hữu cơ gây ô nhiễm môi trường nữa. Sáng chế này vừa làm sạch môi trường sinh thái, vừa tạo việc làm cho nhiều người (nhất là vùng nông thôn, ngoại thành), tăng nguồn thức ăn cho các loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản, tạo phân bón cây trồng; tăng thêm thu nhập cho không ít hộ gia đình khắp các tỉnh, thành.
Anh Giỏi dẫn chứng, anh đang xúc tiến liên kết với cơ sở Vạn Long (Ninh Thuận) đầu tư 450 thiết bị gồm các loại thùng xốp, dựng trại nuôi trùn, với kinh phí khoảng 30 triệu đồng. Cơ sở này chỉ cần dùng các loại thức ăn hữu cơ trên cho trùn quế ăn, sau thời gian 45 ngày, mỗi thùng xốp nuôi trùn có thể cho ra 2 kg trùn quế, giá bán 1 kg hiện nay 60.000 đồng. Như vậy, 450 thùng có tổng 900 kg, thành tiền 54 triệu đồng; trừ chi phí nhân công, thức ăn trùn quế, cho lãi 43 triệu đồng trong một đợt chăn nuôi 1,5 tháng.
Cứ thế, vệ sinh chuồng trại, tiếp tục nuôi trùn quế tiếp… Bình Thuận hiện nay đang có không ít hộ nông dân, cơ sở nuôi trùn quế hình thành như Thiện Nghiệp (Phan Thiết), huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam… có thể áp dụng quy trình nuôi trùn quế trên, tận dụng thực vật hữu cơ dồi dào tại địa phương, giảm giá thành, tăng lợi nhuận trong kỳ nuôi.
Với mô hình sáng chế nuôi trùn quế hiệu quả trên, anh Kiều Văn Giỏi đã được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ (KH & CN) cấp văn bằng bảo hộ độc quyền trong năm 2014. Mới đây, Sở KH & CN cũng đã giới thiệu sáng chế này tại hội thảo ứng dụng KH & CN vào sản xuất, chăn nuôi. Anh Giỏi tự tin cho biết: “Tôi tin tưởng rằng, sau khi hết hạn thời hiệu bảo hộ độc quyền sáng chế, không những người dân ở Việt Nam mà người dân ở các nước trên thế giới sẽ ứng dụng sáng chế này vào đời sống một cách rộng rãi vì lợi ích của nó mang lại hiệu quả kinh tế, làm sạch môi trường”. Người nuôi trùn quế có nhu cầu, liên hệ anh Giỏi qua số điện thoại: 0982.749.252.
Công dụng của trùn quế
“Với hàm lượng Protein thô chiếm 70% trọng lượng khô, lượng đạm trùn tương đương bột cá, thường được dùng trong thức ăn chăn nuôi. Trùn hội đủ 12 loại axit amin, nhiều vitamin, chất khoáng cần thiết cho gia súc, gia cầm, thủy sản. Đặc biệt, trùn còn có các loại kích thích tố sinh trưởng tự nhiên mà trong bột cá không có. Thức ăn chăn nuôi có bột trùn sẽ không có mùi tanh, khét của cá, dầu cá, hấp dẫn vật nuôi, bảo quản được lâu hơn dùng bột cá”.
Related news
Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 9, các doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu được 3.556 tấn hạt tiêu, đạt giá trị 34,081 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước từ đầu năm đến nay lên trên 136.000 tấn, đạt giá trị 1,022 tỷ USD.
20 năm qua, trải qua không ít thăng trầm, nhưng ông Võ Văn Hoàng (ấp Cửu Hòa, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vẫn kiên trì, bám trụ và gắn bó với nghề ương, dưỡng cá giống, cá kiểng do sự đam mê cũng như những hiệu quả thiết thực do nghề này mang lại.
Cùng với việc được hỗ trợ xây dựng hệ thống kè bê tông, giúp điều tiết hợp lý nước nhiễm mặn vào ao nuôi, đạt độ mặn 1-2 phần nghìn, gia đình ông Đoàn còn được hướng dẫn các kỹ thuật mới về nuôi tôm càng xanh năng suất cao như làm ao ươm giống, tách riêng từng giống tôm ở các ao nuôi. Kiểm soát nước nhiễm mặn, áp dụng kỹ thuật mới, con tôm càng xanh đã cho năng suất tăng 30% so với trước.
Thời gian gần đây tuyến đê biển tây đã được Nhà nước đầu tư xây dựng bờ kè, gia cố, bồi trúc ở những nơi xung yếu nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho ba khía sinh sản trở lại. Đây được xem là tín hiệu vui cho người dân sống ven đê biển Tây, một khi ba khía sinh sản trở lại sẽ tạo nguồn thu đáng kể, giúp họ tăng thu nhập gia đình, từng bước vươn lên ổn định cuộc song.
Nhu cầu đối với tôm cỡ lớn hiện đang vượt xa nguồn cung, một nhà NK tôm từ Ấn Độ cho biết. Mặc dù sản lượng tôm sú đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng năm nay tôm sú được quan tâm hơn do thiếu tôm chân trắng cỡ lớn.