Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Trồng Giống Mướp Đắng CN0244 Ở Vĩnh Phúc

Vụ Hè Thu năm 2012, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (TTƯDTBKH) Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty TNHH giống cây trồng Chánh Nông xây dựng mô hình trình diễn và giới thiệu giống mướp đắng lai F1 CN0244.
Giống mướp đắng F1 CN0244 thế hệ mới do Công ty Mosanto Hoa Kỳ lai tạo, nhập nội vào Việt Nam và được phân phối độc quyền bởi Công Ty TNHH giống cây trồng Chánh Nông. Đây là giống mướp đắng có khả năng sinh trưởng, phát triển rất tốt, ít nhiễm sâu bệnh, sản lượng cao và khả năng cho nhiều lứa, nhiều quả hơn so với một số loại mướp đắng đang được trồng sản xuất tại địa phương. Giống mướp đắng CN0244 có thể trồng quanh năm, hai vụ chính là: vụ Xuân (tháng 2 - 3) và vụ Hè (tháng 6 - 7).
Bà Trương Thị Viên ở Trưng Trắc, Phúc Yên, Vĩnh Phúc cho biết, vụ Hè năm 2012, gia đình bà được các cán bộ của TTƯDTBKH Vĩnh Phúc tập huấn kỹ thuật trồng 3 sào mướp đắng F1 CN0244, kết quả cho thấy, đây là giống mướp đắng cho năng suất cao, hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, nếu được tưới nước bón phân đầy đủ sau trồng khoảng 30 - 35 ngày đã cho thu hoạch quả. Hình dạng quả ngắn, màu xanh đậm và đặc ruột rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Với giá bán 7.000 - 8.000 đồng/kg, hiện nay mỗi sào trồng mướp đắng của gia đình bà cho sản lượng khoảng 1,6 - 1,8 tấn quả; sau khi trừ chi phí, thu lãi 3,5 - 4,5 triệu đồng/sào, trong khoảng thời gian 70 - 75 ngày.
Trong thời gian tới, Công ty TNHH giống cây trồng Chánh Nông sẽ tiếp tục hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật trồng, giúp người nông dân phát triển sản xuất, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Related news

Sinh năm 1976 tại thôn Đồng Ý, xã Việt Dân (Đông Triều - Quảng Ninh), anh Nguyễn Văn Hào là người có tham vọng vươn lên làm giàu trên mảnh đất của quê hương mình. Năm 2007 anh xin chuyển đổi diện tích 10.000 m2 đất canh tác nông nghiệp của gia đình sang trồng các loại cây có giá trị cao phù hợp với chất đất và khí hậu. Anh Hào tâm sự: Đất ở đây chủ yếu là đất pha cát, nếu trồng lúa năng suất rất thấp nên không hiệu quả.

Tổng cục Thủy sản cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, việc khảo nghiệm sản xuất tôm bố mẹ là chủ trương được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được UBND tỉnh khuyến khích. Nếu Việt - Úc thành công thì đây là niềm vui và vinh dự cho ngành sản xuất tôm giống Bình Thuận...

Giá tôm thẻ chân trắng gần đây cũng tăng cao, hiện thương lái ở ĐBSCL thu mua tôm thẻ loại 50 con/kg với giá 122.000 đồng/kg; loại 60 con/kg giá 111.000 đồng/kg; loại 70 con/kg giá 102.000 đồng/kg, bình quân tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so tuần trước.

Hai năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã rất vất vả khi Nhật Bản tăng cường kiểm tra dư lượng Trifluralin và Enrofloxacin với mức rất khắt khe, thấp hơn 10 lần so với tôm xuất sang EU. Sang năm 2012, tiếp tục chất Ethoxyquin cũng bị phía Nhật Bản kiểm soát đối với riêng tôm Việt Nam mà không kiểm soát chất này trong tôm Thái Lan, Indonesia…

Vụ nuôi tôm gần đây, toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã có 122 hộ nuôi tôm trên ruộng, với tổng diện tích 752,8 ha (giảm 55,2 ha so năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, đạt tổng sản lượng hơn 903 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Trong đó, có trên 560 tấn tôm thịt và 343 tấn tôm trứng.