Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi trồng thủy sản tại các hồ, đập lợi ích kép

Nuôi trồng thủy sản tại các hồ, đập lợi ích kép
Publish date: Friday. June 12th, 2015

Thu hút người dân

Nhà ở cách hồ chứa nước Hóc Sầm chưa đầy 500m, nên ông Lê Xuân Muôn, thôn Phước Hòa, xã Đức Phú (Mộ Đức - Quảng Ngãi) đã mạnh dạn thuê lại diện tích mặt nước của hồ để nuôi cá trắm cỏ, cá mè… 13 năm gắn bó với hồ Hóc Sầm, năm nào ông Muôn cũng thu về hơn 10 tấn cá mà không phải tiêu tốn đồng nào để mua thức ăn. “Cái lợi của nuôi cá tại hồ chứa nước là ở chỗ đó. Diện tích mặt nước lớn, mình thì chỉ nuôi theo kiểu quảng canh nên cá sống khỏe, không cần lo chuyện thức ăn hay phải thay nước hằng ngày như nuôi ở các hồ nhỏ tại nhà”, ông Muôn chia sẻ.

Các hộ nuôi trồng chỉ khai thác cá to, chừa lại cá nhỏ nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các hồ chứa nước. Trong ảnh: Thu hoạch cá tại hồ chứa nước Hóc Sầm, Đức Phú, Mộ Đức.

Mỗi năm, ông Muôn chỉ bỏ ra một lần vốn (khoảng 20 triệu đồng) để thả cá giống vào hồ chứa, rồi cứ thể thong thả thu hoạch quanh năm. Thả cá vào tháng 12, đến tầm tháng 4 - tháng 5 thì bắt đầu thu hoạch theo kiểu “đánh tỉa”- chỉ thu cá lớn, giữ lại cá nhỏ. Vì thế ngày nào ông Muôn cũng có “đồng ra đồng vào” để trang trải cuộc sống gia đình. Đến tháng 7, 8 - tháng thu hoạch “rộ” trước khi mùa mưa bão đến, có ngày, ông Muôn đánh lưới gần cả tấn cá để bán cho thương lái.

Còn tại xã Ba Liên (Ba Tơ), hồ Núi Ngang không chỉ cung cấp nước tưới cho ruộng đồng mà đây còn là “hũ gạo tiết kiệm” của các hộ gia đình người Hrê ở thôn Đá Chát, Hương Chiêng, Núi Ngang. Với thu nhập hằng ngày từ 50 - 100 nghìn đồng, những thành viên tham gia vào việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản tại hồ Núi Ngang không chỉ cải thiện được bữa ăn hằng ngày, mà còn có nguồn thu nhập bền vững. Hợp tác và đồng thuận trong nuôi trồng, khai thác, mô hình NTTS tự quản ở Ba Liên giúp việc NTTS tại hồ Núi Ngang ngày một phát triển và tăng nhanh số lượng hộ tham gia. Từ 20 hộ nuôi lúc đầu, đến nay đã có 38 hộ tham gia.

Hướng tới phát triển bền vững

Với tổng diện tích có khả năng phát triển NTTS nước ngọt lên đến 2.920 ha, đặc biệt là các hồ Thạch Nham, Nước Trong, Núi Ngang, Liệt Sơn, hồ Đá Bàn và Diên Trường đều có diện tích mặt nước lớn… Do đó, việc tận dụng hồ chứa nước để phát triển NTTS nước ngọt đang là “chiến lược” để phát triển NTTS nước ngọt của ngành nông nghiệp tỉnh nhà.

Tuy nhiên, hiện nay, việc NTTS tại các hồ chứa chủ yếu chỉ là nuôi theo hình thức quảng canh và thu hoạch theo hình thức “đánh tỉa, thả bù”. Thủy sản nước ngọt chủ yếu được nuôi với quy mô nhỏ lẻ, không tập trung, chủ yếu được nuôi ở các hộ gia đình để cải thiện bữa ăn và cung cấp nguồn thực phẩm cho địa phương nên hiệu quả kinh tế không cao.

Vì thế, “với tiềm năng lớn về diện tích các hồ chứa thủy lợi, mỗi địa phương cần có quy hoạch chi tiết cho NTTS ở từng lòng hồ trên cơ sở sử dụng đa mục tiêu, góp phần xóa đói, giảm nghèo và tạo thêm sinh kế cho người dân ở vùng ven lòng hồ. Mô hình thành lập nhóm hộ vừa NTTS, vừa quản lý hồ chứa tại hồ Núi Ngang là một mô hình điểm mà các địa phương khác có thể học hỏi”, bà Đỗ Thị Thu Đông- Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản (Sở NN & PTNT) cho biết.

Cũng theo bà Đông, trong thời gian tới, từ 50 hồ chứa nước đã được tận dụng để phát triển NTTS, ngành sẽ hướng tới tận dụng tối đa diện tích mặt nước tại các hồ chứa có diện tích dưới 20ha và đầu tư có hệ thống việc nuôi cá trên các mặt nước lớn như Thạch Nham, Nước Trong... Đồng thời xem xét, khảo sát, phát triển mô hình nuôi cá lồng trên các hồ chứa, nhằm giúp người dân nâng cao sản lượng và năng suất của việc nuôi trồng.


Related news

BISUCO Thu Mua Mía 10 Chữ Đường Với Giá 900.000 Đồng/tấn BISUCO Thu Mua Mía 10 Chữ Đường Với Giá 900.000 Đồng/tấn

Vụ ép này, BISUCO có kế hoạch thu mua 400 ngàn tấn mía nguyên liệu, trong đó thu mua 53 ngàn tấn mía nguyên liệu trong tỉnh với giá 900.000 đồng/tấn mía 10 chữ đường (mua tại ruộng). Nếu nông dân bán mía tại nhà máy, BISUCO sẽ hoàn trả chi phí vận chuyển mía cho nông dân.

Friday. December 5th, 2014
Nông Dân Xã Đông Hưng Thu Nhập Khá Từ Mô Hình Đa Canh Nông Dân Xã Đông Hưng Thu Nhập Khá Từ Mô Hình Đa Canh

Ông Phan Mười Ba, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng được biết đến là người xây dựng thành công mô hình đa cây, đa con nhiều năm nay. Vốn là một lão nông chăm chỉ, gắn bó lâu năm với ruộng vườn nên từ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ông Mười Ba đã khoanh ngọt diện tích đất gần 7.000 m2 để thoả mãn niềm vui trồng rau, nuôi cá.

Saturday. July 19th, 2014
Vì Sao Vẫn Phụ Thuộc 70% Giống Lúa Lai Nhập Khẩu? Vì Sao Vẫn Phụ Thuộc 70% Giống Lúa Lai Nhập Khẩu?

Sau hơn 20 năm tiếp cận với giống lúa lai, tới nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới 70% nhu cầu giống lúa lai hàng năm, chủ yếu từ Trung Quốc.

Friday. December 5th, 2014
Cùng Vun Đắp Sự Phát Triển Vùng Cam Cùng Vun Đắp Sự Phát Triển Vùng Cam

Những năm qua, trong số các ngân hàng thương mại trên địa bàn, Agribank luôn là ngân hàng đầu tầu, đồng hành có hiệu quả với sự phát triển của người nông dân, đúng như tên gọi Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT của mình.

Saturday. July 19th, 2014
Sản Lượng Đánh Bắt Và Nuôi Trồng Thủy Sản Toàn Tỉnh Tăng 3,5% Cùng Kỳ Sản Lượng Đánh Bắt Và Nuôi Trồng Thủy Sản Toàn Tỉnh Tăng 3,5% Cùng Kỳ

Đến nay, có 8.463 tàu đã được đăng ký, 284 tàu chưa đăng ký. Đội tàu hoạt động ven bờ có 6.664 tàu, vùng lộng 1.831 tàu, xa bờ 252 tàu. Tuy nhiên, theo đánh giá của các ngành chức năng, sự phân bố cường lực khai thác hiện nay vẫn không đồng đều giữa các vùng, tại vùng biển xa bờ có số lượng tàu ít, trong khi đó ngư trường khai thác lại rộng lớn do đó cường lực khai thác thấp.

Friday. December 5th, 2014