Nuôi Trĩ Đỏ Khoang Cổ Ở Hà Nội

Để phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi con đặc sản, năm 2012 Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng triển khai mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn huyện.
Chim trĩ đỏ khoang cổ là động vật hoang dã có trong sách Đỏ cần được bảo tồn. Năm 2006, Trung tâm Thực nghiệm & bảo tồn vật nuôi, Viện Chăn nuôi đã nhân nuôi bảo tồn thành công loài chim này và cho triển khai nhân rộng. Do nhiều đặc tính tốt như năng suất thịt, trứng cao, con trống 6 tháng tuổi đạt 1,6 - 2,0 kg, con mái 1,2 - 1,5 kg, mái đẻ 90 - 100 trứng/năm; thịt, trứng thơm, ngon và bổ, Viện Chăn nuôi có chủ trương chuyển chim trĩ đỏ khoang cổ từ động vật hoang dã, quý hiếm thành vật nuôi phổ biến, cung cấp thịt, trứng cho người tiêu dùng. Là địa phương đi đầu trong việc nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn thành phố, trong quá trình triển khai mô hình, Trạm Khuyến nông Đan Phượng đã tổ chức cho nông dân tham quan học tập, tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ 100% giống ban đầu, một phần thức ăn... Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình đã cho kết quả khả quan, có thể nhân ra diện rộng. Chăn nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ cho hiệu quả kinh tế rất cao, nhiều hộ thu được 15 - 20 triệu đồng từ chim thịt (100 con) và 70 - 80 triệu đồng/năm từ 20 - 30 chim mái đẻ. Từ thành công bước đầu của mô hình, năm 2013 Đan Phượng có gần 100 hộ nông dân nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ tại các xã Phương Đình, Hạ Mỗ, Đan Phượng, Song Phượng, Đồng Tháp, thị trấn Phùng... Mô hình đang trở thành điểm tham quan, học tập cho nông dân. Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng sẵn sàng tư vấn, trao đổi kinh nghiệm nuôi chim, cung ứng con giống, chim thịt cho thị trường và nông dân.Related news

Ngày 8/11, chương trình hỗ trợ 1.000 con bò cho 1.000 hộ nghèo tỉnh Lâm Đồng được Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn VinGroup chính thức bàn giao tại huyện Đơn Dương trước chứng kiến của đại diện Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND huyện Đơn Dương, Sở LĐTB&XH… Đây là cú hích đặc biệt ý nghĩa giúp 1.000 hộ nghèo sớm thoát nghèo.

Đề án nuôi bò vỗ béo giảm nghèo nằm trong kế hoạch giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 và kế hoạch giảm nghèo hàng năm của huyện Phú Tân. Theo hình thức hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn không lãi suất để nuôi bò, sau 1 năm triển khai, đề án đã thu về những kết quả đáng mừng.

Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh, lợn hương có đặc điểm gần giống với lợn Móng Cái, thân ngắn tròn, thịt chắc, lông dài, đuôi nhỏ, mõm thuôn dài, bốn chân nhỏ và chắc, giữa trán có đốm trắng, đầu và gốc lưng đuôi khoang đen đặc trưng. Lợn hương trưởng thành có trọng lượng khoảng 40kg, tối đa đạt 140kg.

Mô hình chăn nuôi heo thịt đảm bảo vệ sinh môi trường có sử dụng đệm lót sinh học đã được Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) huyện Phú Hòa và Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp kinh doanh tổng hợp thị trấn Phú Hòa chọn 4 hộ trên địa bàn thị trấn làm thí điểm. Qua 4 tháng triển khai, đến nay, mô hình đã mang lại kết quả khả quan.

Để từng bước đưa nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Phong Minh, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), nhiệm kỳ 2010 - 2015 vào cuộc sống, UBND xã đã xây dựng Chương trình phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Sau hơn 4 năm thực hiện, Chương trình đã đạt kết quả cao, nhiều hộ giàu lên.