Nuôi trâu giúp đồng bào Xêtiêng ổn định cuộc sống

Nuôi trâu được bà con đồng bào Xêtiêng ở khu phố Đông Phất truyền từ đời này sang đời khác. Hiện nay, trên địa bàn có 20 hộ nuôi 107 con trâu. Trong đó hộ nuôi nhiều nhất 26 con, nuôi ít khoảng 2 - 3 con. Đặc biệt có hộ nuôi một con trâu đã 22 năm tuổi. Với đặc điểm của loài trâu là ăn tạp, lại ít bị bệnh, nếu có thì chỉ bị lở mồm, long móng.
Tuy nhiên, chuồng trại sạch sẽ, hằng năm chích ngừa 2 lần thì trâu sẽ không bị bệnh. Nuôi trâu chỉ tốn công chăn thả, thức ăn từ tự nhiên. Vì vậy, người dân hầu như không phải bỏ chi phí. Trâu nuôi khoảng 3 - 4 năm là xuất chuồng. Thịt trâu ngày càng được thị trường ưa chuộng. Bình quân một con trâu trưởng thành bán với giá từ 20 - 30 triệu đồng.
Mỗi năm trâu cái sinh 1 con nghé. Ngoài ra, người nuôi trâu còn bán phân chuồng để tăng thêm thu nhập. Một bao phân 50kg có giá 50 ngàn đồng, mỗi hộ thu được vài triệu đồng đối với hộ nuôi ít và vài chục triệu đồng đối với hộ nuôi nhiều trâu.
Nuôi trâu đã mang lại thu nhập ổn định, đồng thời là cơ hội thoát nghèo cho rất nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở phường Hưng Chiến.
Related news

Các hoạt động kết nối cung cầu giữa nhà sản xuất và đơn vị tiêu thụ đã trở thành thế mạnh của TP.HCM khi sau 3 năm thực hiện, chương trình được nhiều tỉnh, thành ủng hộ, cùng tham gia.

Đặc biệt, Big C đã chấp nhận bù lỗ phí vận chuyển giúp giảm giá thành bán ra, mở rộng cơ hội mua hàng đến với đông đảo người tiêu dùng cũng như giúp gia tăng lượng tiêu thụ. Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía người tiêu dùng, mang lại lợi ích thiết thực giúp nông dân Đà Lạt vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất.

Tính chung trong vòng 10 tháng, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt 1,49 triệu tấn thu về hơn 3,1 tỷ USD tăng 37,1% về khối lượng và và 33,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là các quốc gia nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 13,6% và 9,8%.

Xuất phát từ việc một số ND trong xã đi buôn cây quất cảnh ở Văn Giang (Hưng Yên) vào mỗi dịp tết, thấy mức thu từ cây trồng này khá hấp dẫn, họ đã đem về xã trồng thử. Thấy có hiệu quả, phong trào trồng quất nở rộ và nhân rộng ra toàn xã.

Ông kể: Năm 2009, đang lúc loay hoay tìm giống mới để cải tạo vườn, ông được một người bạn giới thiệu giống mít cao sản. Ông lặn lội xuống tận Cái Mơn (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để mua giống về trồng thử. Lúc này, vườn nhà ông đang trồng xoài nhưng sâu bệnh nhiều, hiệu quả không cao.