Home / Hải sản / Tôm hùm

Nuôi Tôm Hùm Kết Hợp Tu Hài Giải Pháp Cải Tạo Môi Trường Sinh Thái Đầm, Vịnh

Nuôi Tôm Hùm Kết Hợp Tu Hài Giải Pháp Cải Tạo Môi Trường Sinh Thái Đầm, Vịnh
Publish date: Friday. February 28th, 2014

Vịnh Xuân Ðài và đầm Cù Mông thuộc TX Sông Cầu là những thắng cảnh đẹp được thiên nhiên ban tặng để phát triển du lịch sinh thái biển đảo. Mặt khác, những đầm, vịnh này còn có môi trường sinh thái rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng nhiều loại thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao, các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ như vẹm xanh, tu hài…

Vài năm trở lại đây, nhiều người dân ở TX Sông Cầu đã mạnh dạn đầu tư phát triển nghề nuôi tu hài thương phẩm bằng lồng, khay treo dưới các bè nuôi tôm hùm, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Hình thức này có ưu điểm là không phải tốn chi phí đầu tư làm bè riêng, chỉ cần gia cố bè nuôi tôm hùm có sẵn. Đây là phương thức nuôi sáng tạo của ngư dân Sông Cầu trong điều kiện hiện nay tại các đầm, vịnh.

Thực tế nuôi tu hài kết hợp nuôi tôm hùm (cùng kích cỡ giống, thả nuôi cùng thời điểm) trên cùng một bè cho thấy tu hài phát triển nhanh hơn so với nuôi bằng bè riêng. Chỉ sau 10-11 tháng nuôi kết hợp, tu hài đạt kích cỡ 50 con/kg trở lên, tỉ lệ sống đạt trên 90%.

Còn tu hài nuôi bằng bè riêng thì phải sau 13-14 tháng mới đạt kích cỡ 50 con/kg, tỉ lệ sống cũng chỉ đạt từ 80-85%. Mặt khác, thực tế cho thấy khi nuôi tu hài kết hợp với nuôi tôm hùm trên cùng một bè thì tôm hùm cũng nhanh lớn và ít xuất hiện bệnh so với tôm hùm nuôi bằng bè riêng.

Như vậy, hình thức nuôi kết hợp, ngoài nguồn thu từ tôm hùm, người nuôi còn có thêm nguồn thu từ tu hài khoảng 12-15 triệu đồng/bè sau khi trừ chi phí giống và lồng, khay, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Thông qua hình thức nuôi kết hợp, chất thải từ tôm hùm thải ra môi trường đã làm phong phú và dồi dào nguồn thức ăn tự nhiên cho tu hài, nhờ đó mà tu hài phát triển nhanh.

Đồng thời quá trình lọc sinh học của tu hài đã làm giảm lượng mùn bã hữu cơ và sinh vật phù du trong môi trường nước tại khu vực nuôi, khắc phục được tình trạng ô nhiễm, tạo điều kiện cho tôm hùm phát triển tốt hơn. Đây cũng là biện pháp nuôi vừa nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa góp phần cải tạo môi trường sinh thái đầm, vịnh…

Tuy nhiên, khi nuôi tu hài kết hợp với tôm hùm, người nuôi cần chú ý một số vấn đề về kỹ thuật sau: Nên gia cố bè nuôi tôm hùm bằng cách kết vào khung bè một khung bằng tre già hoặc bằng cây gỗ chịu được sóng gió, rộng 0,5m xung quanh khung bè tôm hùm; đồng thời kết thêm phao nâng bè bằng thùng phuy nhựa để giữ cho bè luôn nổi khi treo các lồng, khay tu hài vào bè nuôi.

Lồng, khay nuôi tu hài nên dùng lồng, khay nhựa cỡ 50x35x30cm, đáy và thành khay có các khe thông nước. Đáy lồng lót một lớp lưới 2a=1mm, lưới bao thành lồng có cỡ mắt 2a=20mm, nắp lồng, khay dùng lưới có cỡ mắt lưới 20-25mm, dây treo lồng là dây nylon chắc chắn, đổ cát và mảnh vụn vỏ nhuyễn thể vào lồng có độ dày 15-20cm.

Mật độ từ 50-60 con/khay (từ 300-400 con/m2), treo lồng xuống vị trí xung quanh bè nuôi tôm hùm với độ sâu đạt 3-3,5m trở lên. Mỗi tháng định kỳ kéo lồng lên 2 lần để kiểm tra, làm vệ sinh lồng, loại bỏ hết vật lạ trong lồng và xác tu hài chết nếu có.

Thường xuyên kiểm tra dây buộc và dây treo lồng, loại bỏ các vật bám như hàu, hà gây hại cho lồng nuôi. Vào mùa mưa, nước ngọt làm độ mặn thay đổi, ảnh hưởng đến môi trường sống của tu hài, do đó phải treo lồng, khay xuống sâu hơn tới mức có thể, hoặc di chuyển bè sang khu vực khác có độ mặn trên 25o/oo để duy trì qua mùa mưa.

Nếu phương thức nuôi kết hợp tôm hùm với tu hài phát triển trên diện rộng sẽ góp phần rất lớn vào việc cải tạo môi trường sinh thái ở vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông, đồng thời còn tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình. Các địa phương cần nhân rộng cách làm này để nhiều người nuôi quan tâm áp dụng, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản ở các đầm, vịnh và đạt hiệu quả cao nhất.


Related news

Các Biện Pháp Phòng Và Trị Bệnh Tôm Hùm Các Biện Pháp Phòng Và Trị Bệnh Tôm Hùm

Trong thời gian gần đây, tình hình bệnh tôm hùm nuôi ở huyện Sông Cầu nói riêng, trong tỉnh nói chung có chiều hướng gia tăng.

Monday. February 17th, 2014
Dùng Dung Dịch Điện Hoạt Hóa Để “Cứu” Tôm Hùm Bệnh Dùng Dung Dịch Điện Hoạt Hóa Để “Cứu” Tôm Hùm Bệnh

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm điện năng và hoạt hóa điện hóa Hà Nội, vừa trực tiếp hướng dẫn cho bà con thôn Phú Vĩnh (xã Xuân Thọ 1, huyện Sông Cầu) các phương pháp sử dụng dung dịch điện hoạt hóa (gọi tắt là Anolyte) để phòng, chữa bệnh cho tôm hùm, đồng thời cải tạo môi trường sinh thái ở vùng biển nuôi tôm hùm tập trung.

Tuesday. February 18th, 2014
Để Nâng Cao Năng Suất Tôm Hùm Nuôi Thương Phẩm Để Nâng Cao Năng Suất Tôm Hùm Nuôi Thương Phẩm

Các chế độ chăm sóc, quản lý, thiết kế lồng nuôi và chọn mật độ thả thích hợp là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến vụ nuôi. Sau đây là một số lưu ý nhằm giúp tăng năng suất trong nuôi tôm hùm thương phẩm…

Saturday. March 15th, 2014
Phòng Chống Bệnh Tôm Hùm Phòng Chống Bệnh Tôm Hùm

Mới đây, ngày 12/10/2007, Bộ NN&PTNT đã ra công văn số 2821 gửi UBND các tỉnh Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận; Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản; Cục Thú y, về việc phòng chống bệnh tôm Hùm.

Sunday. February 23rd, 2014
Nuôi Kết Hợp Tôm Hùm Với Bào Ngư Và Xẹm Xanh Nuôi Kết Hợp Tôm Hùm Với Bào Ngư Và Xẹm Xanh

Nghề nuôi tôm hùm phát triển nhanh và tập trung ở một số khu vực hẹp nên chất thải của hoạt động nuôi tích luỹ ngày càng nhiều gây tác động xấu đến môi trường. Để duy trì và phát triển nghề nuôi thuỷ sản theo hướng bền vững thì không còn con đường nào khác là phải hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường.

Sunday. February 23rd, 2014