Nuôi Thủy Sản Thương Phẩm Nâng Cao Hiệu Quả Các Mô Hình

Đa dạng loại hình nuôi
Bình thuận có đa dạng loại hình nuôi thủy sản như: sản xuất tôm giống, nuôi tôm, cá nước lợ, nuôi tôm cá bằng lồng bè trên biển, nuôi cá hồ chứa (cá tầm), nuôi cá nước ngọt trong ao đất, nuôi cá nước ngọt bằng lồng bè... Thời gian qua, tỉnh đã tập trung triển khai các mô hình nuôi thủy sản với mục tiêu đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản.
Tính trong 2 năm 2010 – 2012, Chi cục Thủy sản chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư triển khai 18 chương trình với hơn 30 mô hình với kinh phí thực hiện hơn 1,1 tỷ đồng. Trong đó, chú trọng các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao: cá chình, cá rô đồng, cá rô đầu vuông, cá lóc… với nhiều hình thức nuôi để người dân có thể tận dụng phù hợp với điều kiện từng hộ gia đình như nuôi xen canh lúa, nuôi cá lóc sử dụng thức ăn công nghiệp.
Các mô hình triển khai hầu hết đều đạt kết quả khả quan, người dân phát triển thủy sản, nhiều hộ đã phát triển nuôi thâm canh quy mô lớn. Một số mô hình thủy sản đạt hiệu quả cao, chẳng hạn: Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ bán biofloc; nuôi cá mú bằng thức ăn công nghiệp ở huyện đảo Phú Quý; nuôi cá lóc bông thương phẩm; nuôi cá lóc thường (lóc đầu nhím, lóc môi trề...).
Và thách thức...
Đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT về tình hình triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh từ 2011 – 2020, qua 2 năm triển khai, tình hình nuôi trồng thủy sản (NTTS) các vùng quy hoạch đã đi vào ổn định, dịch bệnh cơ bản được khống chế. Trong đó, nuôi tôm nước lợ có chiều hướng gia tăng khá nhờ việc chuyển đổi sang tôm thẻ chân trắng, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất của nuôi tôm nước lợ.
Hầu hết diện tích thủy sản nước lợ ở tỉnh ta đều sử dụng để nuôi tôm. Trong đó, nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm ưu thế, cho hiệu quả cao về kinh tế và sản lượng nuôi. Năm 2013, diện tích thả giống đạt khoảng 1.370 ha chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú chỉ có 2,5ha.
Tuy nhiên, đối với nghề nuôi thủy sản nước ngọt quy mô của các loại hình nuôi vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa tập trung phát triển theo chiều sâu. Đặc biệt, hiện nay vấn đề khó khăn nhất là tìm đầu ra cho sản phẩm. Thị trường tiêu thụ bấp bênh, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát triển rải rác, không tập trung của nghề nuôi thủy sản nước ngọt thời gian qua.
Các loại hình nuôi thủy sản nước ngọt gồm: nuôi cá trong ao đất tương đối ổn định không có dịch bệnh xảy ra; nuôi cá lồng bè trên sông La Ngà (Đức Linh)... Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có mô hình nuôi cá tầm trên hồ thủy điện Đa Mi của Công ty Tầm Long – Đa Mi. Tuy nhiên, hiện nay việc tiêu thụ cá gặp khó khăn do phải cạnh tranh cá tầm từ Trung Quốc nhập về.
Để đạt mục tiêu đến năm 2015, chỉ tiêu sản lượng NTTS đạt 17.740 tấn, một trong những giải pháp ngành thủy sản cần đẩy mạnh phát triển NTTS thời gian tới là tái cơ cấu NTTS theo hướng chuyển dần sang chất lượng, giá trị gia tăng và an toàn thực phẩm. Duy trì ổn định diện tích nuôi tôm nước lợ, nuôi trên biển, tăng cường đầu tư thâm canh, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) để nâng cao năng suất, sản lượng. Bên cạnh đó, cần tổ chức lại sản xuất NTTS theo chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm góp phần phát triển ổn định thị trường cho nghề NTTS.
Thống kê Chi cục Thủy sản: Năm 2013, toàn tỉnh sản lượng NTTS đạt 15.995 tấn, đạt 103,2% KH, trong đó sản lượng tôm nuôi là 12.742 tấn, cá nước ngọt 3.150 tấn và tôm, cá biển 103 tấn.
Related news

Theo tin từ Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay, các địa phương trên địa bàn TP đang tập trung lấy nước phục vụ gieo cấy vụ mùa, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho ốc bươu vàng theo nguồn nước xâm nhập vào đồng ruộng.

Sau khi đi thực tế thăm mô hình trình diễn điểm thực nghiệm thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trên đất lúa ở tiểu vùng BT 10 và BT 11 xã Phú Thuận, các nhà khoa học, quản lý Nhà nước và nông dân đã cùng nhau thảo luận về hiệu quả, khó khăn, thuận lợi của mô hình, để có hướng tháo gỡ và đánh giá nhân rộng.

Xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được xem là “thủ phủ” của làng nấm Đông Nam Bộ giờ đây không còn những nụ cười tươi rói như ngày nào do hàng trăm hộ trồng nấm đang phải “treo trại”. Theo cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, sản phẩm của các làng nghề trồng nấm từ trước tới nay được thương lái thu gom chủ yếu xuất sang Trung Quốc.

Thái Nguyên là tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Bộ, tổng diện tích mặt nước toàn tỉnh có thể nuôi trồng và khai thác thuỷ sản là 6.925 ha, trong đó 2.500 ha hồ chứa vừa (Hồ Núi Cốc), 1.140 ha hồ chứa nhỏ, 2.285 ha ao gia đình và 1.000 ha ruộng trũng có thể phát triển nuôi cá kết hợp cấy lúa…

Hiện Việt Nam có khoảng 60.000 héc ta hồ tiêu, nhưng theo qui hoạch phát triển ngành hồ tiêu đến năm 2020 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thì diện tích trồng loại nông sản này được giới hạn ở mức 50.000 héc ta.