Nuôi Thủy Sản Còn Nhiều Rủi Ro

Thủy sản được xem là thế mạnh thứ hai sau cây lúa và cũng là lĩnh vực tạo ra mục tiêu cho chuyển dịch kinh tế đột phá của ngành nông nghiệp Hậu Giang với tổng diện tích nuôi khoảng 7.000 ha/năm, sản lượng từ 70.000-80.000 tấn.
Tuy diện tích tăng hàng năm không nhiều, nhưng sản lượng thì tăng khá nhanh, do được đầu tư sản xuất theo hình thức thâm canh, bán thâm canh theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với việc hình thành các vùng nuôi tập trung với các đối tượng như: cá tra, cá trê lai, rô đồng, thát lát…
Tuy nhiên, ngành thủy sản hiện nay cũng gặp không ít khó khăn như nguy cơ dịch bệnh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ; tổ chức thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản chưa hợp lý; thị trường tiêu thụ chưa ổn định, mối liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp chưa chặt chẽ, còn nhiều hạn chế, bất cập…
Related news

Thực hiện quy định áp dụng cân tải trọng xe được cho là sẽ khiến giá giống tăng 6 - 7%, chi phí vận tải tăng gấp 3 lần so với trước đó. Nhiều DN đang phải tính đến phương án chuyển sang chở lúa giống bằng đường sắt hoặc tàu thủy.

Vụ tỏi năm nay, nông dân Lý Sơn được mùa, thế nhưng tỏi lại rớt giá thê thảm. Hiện mỗi kg tỏi tươi chỉ khoảng từ 20- 25 ngàn đ/kg, tỏi khô từ 35- 40 ngàn đ/kg.

Năm nay, ở Sơn La mưa nhiều hơn mọi năm nên măng phát triển mạnh, được mùa. Nhiều gia đình có thêm một khoản thu nhập khá từ măng.

Đến vụ lúa ĐX 2013-2014 vừa thu hoạch gặp ngay lúc thị trường tiêu thụ khó khăn, CĐL ở một số địa phương vùng ĐBSCL lại tái diễn chuyện không tuân thủ hợp đồng đã ký kết.

Luôn chiếm vị trí đứng đầu, XK cà phê của Việt Nam sang Algeria đạt mức tăng trưởng gần gấp đôi trong 2 tháng đầu năm 2014.