Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Thí Điểm Cá Thác Lác Cườm

Nuôi Thí Điểm Cá Thác Lác Cườm
Publish date: Saturday. July 27th, 2013

Cửa biển Sa Huỳnh (xã Phổ Thạnh, Đức Phổ) bị bồi lấp, hàng loạt tàu cá phải dạt đến những cảng biển khác trong và ngoài tỉnh làm cho nhiều cơ sở chế biến hải sản đang ăn nên làm ra tại địa phương điêu đứng vì khan hiếm nguyên liệu. Với những người bao năm gắn với nghề chế biến thủy sản ở Phổ Thạnh thì đây là quãng thời gian họ phải đối mặt với nhiều khó khăn khi mà nguyên liệu lúc có, lúc không.

Xưởng tiền tỷ phải bỏ hoang

Nằm ngay trong cảng cá Sa Huỳnh, cơ sở chế biến hải sản lớn nhất nhì Phổ Thạnh của ông Trần Thanh Trầm giờ cửa đóng then cài. Bên trong cơ sở, mái của nhà vòm sấy mực giờ đã bị tốc gần hết, bộ giá đỡ phơi thủy sản nay chỉ còn trơ lại những thanh tre mục. Kế đó là xưởng đông lạnh rộng hơn 2000m2 đông lạnh có trị giá đầu tư gần 3 tỷ đồng cùng hàng loạt các máy móc hiện đại khác như máy ép chân không… nay đã đóng một lớp bụi dày vì đã lâu không được vận hành.

Buồn rầu dẫn chúng tôi đi xem các kho đông lạnh có thể trữ hơn 6 tấn hải sản nhưng giờ trống hoác, ông  Trầm cho biết. Trước đây, thời điểm này là lúc vào mùa nên ngày nào ông cũng nhập từ 6-8 tấn hải sản về sơ chế. Tuy nhiên, từ sau Tết cho đến nay, tàu cá rất ít khi về cảng vì sợ bị mắc cạn khiến cho việc tìm nguồn nguyên liệu chế biến trở nên khó khăn vô cùng. Vì thế, ông Trầm đành đóng cửa xưởng đông lạnh để tiết kiệm chi phí.

Xưởng đông lạnh với dàn máy móc hiện đại được ông Trầm bỏ vốn đầu tư xây dựng cách đây chưa đầy 2 năm. Nhưng mới chỉ đưa vào sử dụng được 1 năm thì đành đóng cửa vì khan cá. Bỏ ra 5 tỷ đồng để hiện đại hóa quy trình chế biến hải sản, những tưởng ông Trầm sẽ gặt hái được thành công khi “dám nghĩ dám làm”. Tuy nhiên, tâm huyết của ông đành tiêu tan khi nhà máy phải “đắp mền” chờ ngày cửa biển được thông luồng.

Sản xuất cầm chừng

Trước tình trạng bồi lấp ngày càng nghiêm trọng, ngư dân ngán ngẩm không neo tàu về bến mà tỏa ra các cảng khác trong tỉnh và tỉnh lân cận như Đà Nẵng, Quảng Nam… khiến gần 30 cơ sở chế biến thủy sản tại Phổ Thạnh bị bế tắc về nguyên liệu.

Nghề chế biến hải sản khi còn ở thời hưng thịnh từng giải quyết việc làm cho từ 700-1.000 lao động tại địa phương.  Nhưng hiện nay, các cơ sở chế biến chỉ còn sản xuất cầm chừng. Bà Lê Thị Mai, chủ cơ sở chế biến hải sản Thanh Mai buồn bã cho biết: “ Khi cửa Sa Huỳnh chưa bị bồi lấp, bình quân mỗi ngày cơ sở của tôi thu mua từ 10-12 tấn cá, mực. Mỗi ngày giải quyết cho từ 200-300 lao động.

Nhưng hiện giờ chỉ khi nào tìm được hàng thì tôi mới thuê từ 10-20 người”. Không tìm được nguồn hàng tại địa phương,  bà Mai phải mua mực tận Đà Nẵng chuyển về. Mất chi phí vận chuyển (2 triệu đồng/tấn), nhưng không phải lúc nào cũng có hàng nên hiện nay bà Mai chỉ sản xuất nhỏ lẻ để giữ  thương hiệu.

Chấp nhận mua nguyên liệu từ nơi khác với giá cao để duy trì nghề, mặc dù nằm ngay trong khu vực cảng biển với gần 1.000 chiếc tàu vươn khơi là một thiệt thòi đối với các cơ sở chế biến thủy sản ở Phổ Thạnh. Đó là chưa kể đến việc nghề chế biến thủy sản nơi đây bị “đứng bánh” kéo theo hàng trăm lao động, chủ yếu là người già và phụ nữ địa phương phải tự loay hoay tìm hướng mưu sinh.


Related news

Người Chăn Nuôi Mong Được Người Chăn Nuôi Mong Được "Giải Cứu"

Đến thời điểm này, dịch cúm A/H5N1 đã cơ bản được khống chế, không tiếp tục bùng phát và lây lan ra diện rộng. Tuy nhiên, tin tốt này cũng không khiến người chăn nuôi phấn khởi khi mà gia cầm và các sản phẩm gia cầm đang rơi vào cảnh “đại hạ giá”…

Friday. March 7th, 2014
Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã- Lợi Bất Cập Hại Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã- Lợi Bất Cập Hại

Theo số liệu từ Chi cục Kiểm lâm, hiện nay trên địa bàn có hàng ngàn hộ tham gia gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) như rắn, nhím, hươu, lợn rừng...

Friday. March 7th, 2014
Lúa Tái Sinh Một Hướng Tăng Sản Lượng Lương Thực Ở Những Vùng Trũng Lúa Tái Sinh Một Hướng Tăng Sản Lượng Lương Thực Ở Những Vùng Trũng

Theo khảo sát của ngành nông nghiệp và PTNT, hiện nay cả tỉnh có khoảng 4.000/36.000 ha gieo cấy là ruộng trũng, nhiều địa phương thường gọi là chiêm đầm chỉ có khả năng gieo cấy lúa chiêm xuân, vụ mùa kết hợp thả cá vụ, hoặc bỏ hoang. Diện tích tập trung nhiều ở các huyện vùng đất giữa như Thanh Thủy, Tam Nông, Lâm Thao, Cẩm Khê, Thanh Ba, Hạ Hòa...

Friday. March 7th, 2014
Đẩy Nhanh Tiến Độ Trồng Rừng Vụ Xuân Đẩy Nhanh Tiến Độ Trồng Rừng Vụ Xuân

Trong những năm qua, phong trào trồng cây gây rừng trên địa bàn tỉnh ta phát triển mạnh góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 118 nghìn ha rừng trồng và hơn 64 nghìn ha rừng tự nhiên.

Friday. March 7th, 2014
Vị Ngọt Ớt Xanh Vị Ngọt Ớt Xanh

Tại các vùng bãi bồi ven sông ở Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, mùa thu hoạch ớt vụ đông xuân thường bắt đầu từ giữa tháng 3. Riêng năm nay, vụ thu hoạch ớt lại bắt đầu từ giữa cuối tháng 2.

Friday. March 7th, 2014