Home / Hải sản / Sò huyết

Nuôi sò huyết trong đầm - Phần 1

Nuôi sò huyết trong đầm - Phần 1
Author: Thái Tú Anh
Publish date: Monday. August 15th, 2016

1. Cách thức nuôi và xây đầm

Phương pháp nuôi sò huyết tại Trung Quốc chủ yếu có 2 loại: Nuôi ruộng và nuôi đầm.

Loại thứ nhất là nuôi trong vùng lầy không ngập nước, hình thức nuôi này có thể tiến hành trên diện rộng.

Nhưng phương pháp nuôi ruộng có mặt hạn chế là sò sinh trưởng chậm, sản lượng thu được không cao.

Cách nuôi thứ hai là nuôi đầm : Tại khu vực cao và trung triều ở trong vịnh, người ta tiến hành xây đầm nuôi để khi thuỷ triều lên, nước có thể tràn qua đê vào trong đầm.

Ưu điểm của phương pháp này là lợi dụng được thuỷ triều.

Nhờ có nước trong đầm nuôi nên sò ăn dễ dàng hơn, sinh trưởng khá.

Mặt khác, nhiệt độ của nước trong đầm nuôi tương đối ổn định, sò không bị chết vì thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.

Nhược điểm của phương pháp này là diện tích nuôi hẹp, chi phí cho việc xây đầm và nhân công cao.

Hình thức xây đầm nuôi sò ở các địa phương giống nhau, ngư dân tỉnh Triết Giang thường xây đầm hình tròn hoặc hình vuông, đầm ở tỉnh Phúc Kiến có hình chữ nhật.

1.1 Ðầm hình vuông

Bao gồm : 1.

Ðê ngăn, 2.

Kênh dẫn nước, 3.

Mặt đầm, 4.

Ðê phụ, 5.

Cửa dẫn nước.

Ðầm có diện tích nhỏ.

Ðê ngăn cao từ 1 - 1,5 m, nên đắp làm nhiều lần khiến đê ngăn chắc chắn hơn.

Kênh dẫn nước sẽ đưa thuỷ triều vào mặt đầm, chiều rộng kênh khoảng 0,5 - 1m, sâu 0,5m.

Ðê phụ có tác dụng ngăn không cho thuỷ triều tràn thẳng vào mặt đầm, đê cao 0,6m, chiều rộng chân đê là 1,5m, chiều rộng mặt đê là 0,6m.

Cửa dẫn nước giúp khống chế lượng nước biển vào đầm.

Có thể dùng đá làm vật liệu xây cửa dẫn nước.

Cần chú ý là cửa này không xây thẳng hướng thuỷ triều, nên đào một kênh dẫn nước để tạo cho việc cung cấp nước và tháo nước.

Mặt đầm nên cao ở giữa và dốc đều về bốn phía sao cho lượng nước ngập trong dầm luôn giữ ở mức 0,3 - 0,5m.

Trước khi thả sò giống, phải tiến hành cày và san đất cho mặt đầm bằng phẳng không bị lồi lõm.

1.2 Ðầm hình tròn

Về cơ bản thì loại đầm này tương đối giống với đầm hình vuông đã nêu trên, chỉ có một điểm khác nhau giữa chúng đó là kênh dẫn nước và kênh thoát nước ở đầm hình tròn riêng biệt.

Kênh dẫn nước dài từ 2 - 3m, xây tại khu vực có nước chảy mạnh, cửa dẫn nước phải có khẩu độ lớn, nếu thấy cần thiét có thể xây đồng thời hai cửa dẫn nước.

Ðộ rộng của kênh thoát nước là 0,6 - 0,7m, bùn đất rất có thể bồi lấp kênh này do đó phải thường xuyên lưu ý độ sâu và độ trong của nước ở trong kênh, tránh trường hợp khi cần tiến hành thoát nước lại phải phá tạm cửa kênh.

1.3 Ðầm hình chữ nhật

Loại đầm này có diện tích tương đối lớn, từ mấy mẫu tới mấy chục mẫu.

Ðầm xây tại khu vực thuỷ triều mạnh (cao triều), hình thức xây dựng là ba mặt đầm đều tiếp xúc với nước, mặt còn lại dựa vào bờ, cũng có thể đồng thời bốn mặt đều tiếp xúc với nước.

Ðể tiện thao tác, có thể chia mặt đầm làm nhiều luống nhỏ, giữa các luống này là rãnh dẫn nước.

Ðộ sâu của nước trong đầm là 0,5m.


Related news

Ươm nuôi sò giống - Phần 1 Ươm nuôi sò giống - Phần 1

Quá trình ươm sò giống từ giai đoạn sò cát đến khi trở thành sò đậu.

Monday. August 15th, 2016
Ươm nuôi sò giống - Phần 2 Ươm nuôi sò giống - Phần 2

Ươm nuôi sò giống - Phần 2

Monday. August 15th, 2016
Nuôi sò con Nuôi sò con

Nuôi sò con

Monday. August 15th, 2016