Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi ong chống phá rừng

Nuôi ong chống phá rừng
Publish date: Tuesday. November 3rd, 2015

Dân Hóa, Thượng Hóa, Hóa Sơn, Trung Hóa (Minh Hóa) nhờ sự hỗ trợ của dự án GIZ (thuộc Dự án khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng) cũng đã tiếp cận được với mô hình nuôi ong lấy mật.

Nhờ đó, người dân dần có nguồn thu nhập ổn định, hạn chế việc vào rừng khai thác lâm, thổ sản.

Đến xã Thượng Hóa vào đúng mùa hoa rừng nở rộ, chúng tôi tìm gặp ông Đinh Xuân Đến (ở thôn Quyền), một trong những hộ dân được dự án GIZ hỗ trợ mô hình nuôi ong lấy mật.

Được hỏi thăm về mô hình nuôi ong của gia đình, ông Đến phấn khởi chia sẻ:

“Hồi đầu tháng 4 năm 2015, tôi được xã mời tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi ong lấy mật do dự án GIZ tổ chức.

Sau đó, dự án hỗ trợ cho gia đình tôi 3 đàn ong và các dụng cụ để nuôi.

Rất vui là từ đó đến nay đàn ong phát triển tốt, tăng thêm 2 đàn, tôi đã thu hoạch được 15kg mật, bán giá 200.000 đồng/kg (1kg tương đương 1 chai 700ml)”.

Được biết, lâu nay bà con xã Thượng Hóa, Trung Hóa, Xuân Trạch...

vốn quen với việc trồng rừng và khai thác lâm thổ sản để sống.

Việc sống dựa vào rừng, trồng rừng kinh tế nhiều lúc cũng gây “xung đột” với những diện tích rừng tự nhiên.

Bên cạnh đó, bà con có nhu cầu sửa nhà, đóng chuồng lợn, chuồng bò...

cũng phải lên rừng kiếm gỗ, chặt cây.

Nhưng từ khi có nghề nuôi ong, các hộ gia đình ở đây bắt đầu ít phụ thuộc vào rừng hơn, họ chú tâm phát triển đàn ong, quay lấy mật đều đặn bán cho thương lái.

Ông Đinh Xuân Đến (xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa) đang kiểm tra đàn ong.

Ông Cao Xuân Quảng, một hộ nuôi ong ở thôn 2 Tiền Phong, xã Trung Hóa cho biết: “Nếu tính lợi nhuận kinh tế từ khai thác lâm, thổ sản so với nghề nuôi ong có khi không bằng, mà lại vất vả và nguy hiểm hơn nhiều.

Trong khi nếu chịu khó chăm chút, thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật thì nghề nuôi ong sẽ cho thu nhập khá cao.

Như gia đình tôi hiện có 27 đàn ong (trong đó có 3 đàn của dự án GIZ hỗ trợ, phát triển thêm được 6 đàn), mỗi năm lấy được trung bình khoảng 3 tạ mật, thu về trên 50 triệu đồng, có thể ổn định sản xuất, không sống phụ thuộc vào rừng nữa”.

Từ tháng 4-2015 đến nay, mô hình nuôi ong lấy mật do dự án GIZ hỗ trợ đã phát triển lên 139 đàn, tăng 13 đàn; tổng lượng mật thu được 326kg, bình quân 7,7kg/hộ.

Đây là nghề mới, tuy bà con vừa làm vừa học tập kinh nghiệm nhưng đã cho thu nhập khá ổn định.

Nhờ thế, tình trạng vào rừng khai thác lâm, thổ sản của người dân dần hạn chế, tạo sự thuận lợi trong việc quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên vùng đệm VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.

Nhằm hỗ trợ cho bà con phát triển đàn ong bền vững, dự án GIZ đã phối hợp với đội ngũ chuyên gia tư vấn Công ty TNHH Sinh Thái Miền Tây Quảng Bình và đội ngũ kỹ thuật viên thôn bản tâm huyết, có ý thức, nắm chắc kỹ thuật để sẵn sàng thường xuyên hỗ trợ, tư vấn cho các hộ gia đình nuôi ong và những ai có mong muốn phát triển mô hình này.

Bên cạnh đó, để bảo đảm khâu bao tiêu sản phẩm, dự án GIZ cũng đã liên kết với Công ty TNHH Sinh Thái Miền Tây Quảng Bình ký các cam kết về thu mua sản phẩm mật ong cho các hộ gia đình nuôi ong trong phạm vi thực hiện của dự án.

Trong thời gian tới, dự án sẽ đề xuất đầu tư thêm các trang thiết bị phục vụ quá trình nuôi, khai thác và bảo quản mật ong chất lượng cao như: máy làm tầng chân, máy đóng nút chai, máy kiểm tra thủy phần, thống nhất mẫu mã sản phẩm; tiến hành xây dựng nhãn hiệu tập thể cho mật ong 5 xã vùng đệm (Xuân Trạch, Dân Hóa, Thượng Hóa, Hóa Sơn, Trung Hóa) “Mật ong Phong Nha”, ký kết hợp đồng sản xuất mật ong sạch, mật ong chất lượng cao với các doanh nghiệp, đầu mối thu mua sản phẩm...


Related news

Phát Triển Kinh Tế Hộ Gia Đình Với Mô Hình Chăn Nuôi Dê Sinh Sản Phát Triển Kinh Tế Hộ Gia Đình Với Mô Hình Chăn Nuôi Dê Sinh Sản

Dê Bách Thảo là giống dê thịt kiêm dụng sữa, tính nết hiền lành có thể chăn thả hay nuôi nhốt hoàn toàn. Dê Bách Thảo với nhiều ưu điểm như không cạnh tranh lương thực với con người, thức ăn chủ yếu là các loại lá cây, cỏ, thậm chí rơm rạ và các phế phụ phẩm nông nghiệp khác.

Friday. October 11th, 2013
Phát Triển 5.380 Con Bò Sữa Phát Triển 5.380 Con Bò Sữa

Theo Phòng NN-PTNT huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), đến nay, tổng đàn bò sữa trên địa bàn huyện lên đến gần 5.380 con, trong đó bò sữa nuôi trong hộ gia đình gần 3.610 con; bò sữa nuôi trong các doanh nghiệp là 1.770 con (Vinamilk 820 con, Dalatmilk 500 con và Agrivina 450 con), năng suất sữa trung bình khoảng 20 lít/con/ngày, tổng sản lượng sữa đạt 6 tấn/con với chu kỳ 10 tháng trong năm.

Friday. October 11th, 2013
Giá Tôm Thẻ Giảm Nhẹ Giá Tôm Thẻ Giảm Nhẹ

Nguyên nhân giá tôm thẻ giảm nhẹ trong khoảng một tuần nay được giới kinh doanh nhận định là do nhiều thương lái Trung Quốc đã rút khỏi địa bàn. Cũng có thông tin cho rằng, giá tôm giảm nhẹ còn có nguyên nhân do Indonesia bắt đầu vào vụ thu hoạch tôm, với sản lượng được dự đoán là khá cao.

Saturday. October 12th, 2013
Cần Trồng Vành Đai Bảo Vệ Vườn Cao Su Cần Trồng Vành Đai Bảo Vệ Vườn Cao Su

Vòng đời từ khi trồng cho đến lúc kết thúc khai thác mủ của cây cao su khoảng 30 năm. Do vậy, trồng cao su trên vùng đất miền Trung thường xuyên bị thiên tai là tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy cơ nông dân trắng tay là rất lớn nếu không biết cách canh tác bền vững.

Saturday. October 12th, 2013
Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Dê Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Dê

Cho dê con trước khi cai sữa (3 tháng tuổi) và dê mẹ sau khi phối giống 5-6 tuần uống thuốc levamisole phòng bệnh giun tròn. Không cho dê ăn cỏ lá vùng ngập nước, dùng dextrin-B phòng định kỳ và điều trị với dê đã mắc bệnh.

Saturday. October 12th, 2013