Nuôi hươu lấy nhung

Một con hươu trưởng thành ăn khoảng 5 kg cỏ, lá cây/ngày, vào mùa cắt nhung thì cho ăn thêm tinh bột (cám gạo hoặc cám ngô) khoảng 300 - 500 gr/ngày và lá cây có nhiều nhựa như sung, mít, đu đủ… thì chất lượng nhung sẽ tốt hơn.
Chuồng nuôi phải luôn khô ráo. Cần đề phòng một số bệnh cho hươu như chướng bụng, đầy hơi nếu ăn phải thức ăn ôi thiu. Hàng tháng cho mỗi con ăn 0,5 - 1 kg lá xoan để xổ giun.
Khu nuôi hươu của ông Tiến có diện tích gần 100 m2, được chia thành 9 ô chuồng, mỗi ô rộng khoảng 5 m2 với 8 con hươu đực đang trong thời gian cho thu nhung; 1 con hươu cái đang mang thai.
Hươu con sau khi tách mẹ khoảng 2 năm thì cho thu nhung. Một năm thường thu một lần chính và một lần phụ. Nhung thu đợt chính từ khi mọc đến khi cắt từ 50 - 55 ngày (nhung cho chất lượng tốt nhất từ 22 - 25 cm).
Sau khi cắt nhung đợt 1, khoảng 20 - 30 ngày thì cắt đợt 2 (gọi là nhung chồi). Hiện giá thị trường 1 kg nhung là 22 triệu đồng. Bình quân mỗi năm ông Tiến thu gần 100 triệu đ từ lộc nhung.
Related news

Đầu năm 2015, gia đình chị Đỗ Thị Diễm Vân ở thôn Phước Thiện 3 (xã Phước Sơn, Ninh Phước, Ninh Thuận) đầu tư 300 triệu đồng mua máy liên hợp thu hoạch bắp phục vụ sản xuất.

Theo tổng hợp từ Sở NN&PTNT, đợt nắng hạn gay gắt vừa qua đã làm trên 2.260 ha chè cháy lá, thiệt hại từ 30 - 70%; gần 850 ha chè coi như “xóa sổ” hoàn toàn. Tại các vùng chè trên địa bàn tỉnh Nghệ An, người dân và chính quyền các địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp “cứu chè”.

Là loại cây ăn quả dễ trồng, phù hợp với trình độ thâm canh của đồng bào miền núi, với thị trường sẵn có, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) dự định sẽ phát triển giống dứa Cayenne (thơm Tây) nhằm tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập.

Bộ Nông, Lâm, Thủy sản Nhật Bản vừa cấp phép cho trái xoài Đồng Nai xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Đây là cơ hội rất lớn để xoài Đồng Nai thâm nhập vào thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện “cần và đủ” về tiêu chuẩn, ngoài ra còn phụ thuộc rất lớn quá trình sản xuất của nông dân.

Tính đến đầu tháng 7, có 24 nghìn tấn vải thiều đã được xuất khẩu qua các cửa khẩu Lào Cai tới thị trường Trung Quốc, đạt giá trị (theo khai báo hải quan) 10,8 triệu USD. Trong đó, sản lượng vải thiều xuất khẩu chính ngạch chiếm ưu thế với 20.100 tấn.