Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Hàu Một Vốn Mười Lời

Nuôi Hàu Một Vốn Mười Lời
Publish date: Wednesday. July 27th, 2011

Tuy nằm phía sâu hơn so với các xã nằm cạnh cửa biển, nhưng xã Mai Hùng, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) lại có lợi thế sông Mai Giang chạy qua xã dài tới 6 km trước khi đổ ra biển tại lạch Cờn. Nhờ nằm giáp ranh với cửa sông, cửa biển nên nước sông Mai Giang có độ mặn vừa phải, phù du phát triển mạnh đã tạo ra một lợi thế giúp người dân xã Mai Hùng có điều kiện để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi hàu, một loại đặc sản nước lợ giàu chất dinh dưỡng.

Ông Văn Đức Lực, Phó Chủ tịch UBND xã Mai Hùng dẫn chúng tôi về thăm 2 xóm 10, 11 để tận mắt thấy cách làm giàu của người dân ở đây từ các mô hình nuôi hàu. Ông Lực cho biết: Nhắc đến nghề nuôi hàu phải nói đến anh Văn Đức Sơn (xóm 11). Anh có biệt danh “Sơn hàu”, bởi anh không chỉ là người đầu tiên thử nghiệm nuôi hàu ở vùng này mà còn là một trong số những người có diện tích nuôi hàu lớn nhất xã.

Chúng tôi đến nhà anh Văn Đức Sơn. Anh kể: Khi dự án nuôi hàu ở bên xã Quỳnh Dị bắt đầu phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tôi được bạn bè mách nước, giới thiệu sang Quỳnh Dị xem về mà làm thử. Xem mô hình tôi "sướng" lắm nên bàn với vợ nuôi hàu. Để đảm bảo chắc ăn, vợ chồng tôi bàn nhau cứ thả thử ít xâu xem nó phát triển ra sao. Sau 1 năm “thả đại” xuống sông, khi bắt hàu lên cả hai vợ chồng không tin ở mắt mình khi thấy hàu lớn nhanh một cách bất ngờ, con nào, con nấy béo vàng.

Hóa ra vùng cửa sông Mai Giang quê tôi mới thực sự là nơi sinh trưởng tốt cho con hàu. Bắt đầu từ đó gia đình tôi và bà con 2 xóm chấm dứt chuyện lặn sông mò hàu và tiến hành nuôi vụ hàu đầu tiên. Năm đó gia đình tôi thả 1.000 xâu, không cần bỏ công chăm sóc... sau 10 tháng kéo lên, trừ tiền vốn bỏ ra làm giàn, tôi thu được hơn 5 triệu đồng. Đà làm ăn cứ thế phất lên cho đến nay đã 8 năm trong nghề…

Anh Sơn cho biết: Vùng nuôi hàu của anh chỉ có chiều dài dọc bờ sông hơn 150m anh thả 10 ngàn xâu, đến mùa thu hoạch phải thuê 5 - 6 lao động đến tách hàu lấy ruột mới kịp cung cấp cho bạn hàng. Với giá trên thị trường hiện nay (80.000-90.000 đồng/kg ruột), sau khi trừ chi phí, công canh giữ và thuê nhân công tách vỏ anh thu về trên 30 triệu đồng.

Nghề nuôi hàu theo quan sát của chúng tôi khá đơn giản và hầu như không có rủi ro. Để chuẩn bị nơi sinh sống cho hàu con, người dân chỉ việc dùng vỏ con hàu cũ đục lỗ nhỏ giữa vỏ, dùng dây cước (dài khoảng 70cm) xâu thành từng xâu, tiếp đến là đóng cọc, làm giàn tre thật chắc chắn, cắm cách bờ sông từ 4-5 mét... Từ tháng 2-3 âm lịch hàng năm, người nuôi bắt đầu cột và treo dây vào dàn với khoảng cách 20 cm/dây, chỉ khoảng 10-15 ngày sau là hàu con bắt đầu tìm đến các dây hàu đó trú ẩn. Bà con cứ để vậy chờ đến cuối vụ thu hoạch.

Người dân ở xã Mai Hùng gọi nuôi hàu là nghề 3 không: Không cần con giống, không cần chăm sóc, không cần nhiều vốn lại dễ nuôi và khả năng rủi ro thấp nên từ năm 2011, UBND xã Mai Hùng định hướng cho dân tiếp tục mở rộng diện tích nuôi thêm ở 2km nước lợ còn lại của xã

Tại huyện Quỳnh Lưu, hiện nay bà con làm nghề nuôi hàu chủ yếu bằng 2 hình thức: Nuôi dàn bằng dây treo như đã nói ở trên và nuôi lồng. Theo kinh nghiệm của bà con, chu kỳ phát triển của hàu cái sẽ dừng lại khi xuất hiện gió tây nam (người dân quen gọi gió Lào). Hàu có đặc tính là khi đẻ trứng xong, trứng nở thành con thì hàu mẹ sẽ chết. Vì vậy, người nuôi hàu phải kết thúc vụ thu hoạch trước tháng 3 âm lịch hàng năm để tránh thiệt hại khi lượng hàu trưởng thành bị chết.

Hiện toàn xã Mai Hùng đã có hơn 80 hộ nuôi hàu; hộ nuôi ít nhất 2.000 xâu, hộ nuôi nhiều nhất tới 10.000 xâu. Thị trường hàu rộng lớn, sản xuất không đủ cho tiêu thụ. Năm 2010, bà con 2 xóm 10, 11 đã thu được hơn 2 tỷ đồng từ con hàu.


Related news

Giá Trị Kinh Tế Nuôi Tôm Đạt Hơn 2.770 Tỷ Đồng Giá Trị Kinh Tế Nuôi Tôm Đạt Hơn 2.770 Tỷ Đồng

Ông Nguyễn Đức Mậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) cho biết: Tổng sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng năm 2014 trên địa bàn huyện đạt được là 19.819 tấn, đạt 113% so với kế hoạch. Giá trị kinh tế mang lại tương đương 2.770 tỷ đồng. Đây là năm huyện Cầu Ngang có sản lượng tôm thương phẩm đạt cao nhất từ trước đến nay.

Tuesday. December 2nd, 2014
Gần 1,2 Tỉ Đồng Thực Hiện Dự Án Chế Biến Cá Cơm Trụng Gần 1,2 Tỉ Đồng Thực Hiện Dự Án Chế Biến Cá Cơm Trụng

UBND tỉnh Phú Yên vừa phê duyệt cho UBND thị trấn Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa) vay vốn từ Quỹ Giải quyết việc làm tỉnh Phú Yên năm 2014 để thực hiện dự án Chế biến cá cơm trụng.

Saturday. July 5th, 2014
Chuyện Làng Quê Nuôi Tôm Chuyện Làng Quê Nuôi Tôm

Cả một vùng giồng cát ven biển do sóng biển xa xưa tạo nên lúc cái đồng bằng này hình thành, đã bị đào bới tung lên, ao nọ sát ao kia, ao nào cũng có lưới bao quanh. Nằm ngoài vùng quy hoạch, không được phép nuôi, chính quyền địa phương cảnh báo thế nào, ngăn cản thế nào, ao tôm vẫn ào ào xuất hiện.

Tuesday. December 2nd, 2014
Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Hổ Hành Làm Giàu Từ Nuôi Rắn Hổ Hành

Thành công với mô hình nuôi rắn mối, anh Nguyễn Văn Thuyết (phường 1, TP. Bạc Liêu) tiếp tục đầu tư nuôi rắn hổ hành. Việc nuôi rắn hổ hành mỗi năm mang về cho anh hàng trăm triệu đồng tiền lãi.

Saturday. July 5th, 2014
Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Kết Hợp Nuôi Dông Thu Nhập Cao Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Kết Hợp Nuôi Dông Thu Nhập Cao

Giống thanh long được hỗ trợ từ Viện Cây ăn quả miền Nam. Mới đầu anh Chánh chỉ trồng thử nghiệm 1 công thanh long với số lượng 100 cây. Sau một thời gian thấy cây thanh long phát triển tốt, anh ra Bình Thuận mua thêm giống về nhân rộng mô hình lên 6 công.

Saturday. July 5th, 2014