Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Gia Súc, Gia Cầm An Toàn

Nuôi Gia Súc, Gia Cầm An Toàn
Publish date: Saturday. July 12th, 2014

Mô hình “Nuôi vịt an toàn sinh học” của xã Tân An (Tân Châu - An Giang) đã mở ra hướng chăn nuôi mới “an toàn dịch bệnh”.

Trung tâm Khuyến nông An Giang đã chọn ấp Tân Lập (xã Tân An) thí điểm thực hiện Chương trình “Nuôi vịt an toàn sinh học” cho 16 hộ thuộc Tổ hợp tác chăn nuôi vịt số 1 và số 2. Bởi, đây là ấp có địa bàn thuận tiện chăn nuôi thủy cầm, vừa có kênh sau cách ly xa nơi chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa là nơi có mặt bằng giáp với đồng ruộng thuận lợi chăn nuôi vịt.

Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, nông dân hùn lại mua đồng cho ăn tại chỗ, có lợi cho người chăn nuôi và có lợi cho chủ ruộng; góp phần vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt phần nào ốc bươu vàng, lúa cỏ và quản lý được dịch bệnh theo quy trình chăn nuôi. Theo ông Trương Văn Mầm, người nuôi vịt theo mô hình an toàn sinh học, sau 7 tháng, đàn vịt 460 con phát triển tốt, bình quân mỗi ngày thu được 400 trứng.

Tại thời điểm trứng vịt đang có giá, ông Mầm thu nhập 500.000 đồng/ngày. “Đây là mô hình chăn nuôi gia cầm dễ thực hiện, tỉ lệ hao hụt dưới 2%. Đặc biệt, dễ kiểm soát dịch bệnh, hiệu quả hơn so với nuôi chạy đồng trước đây” – ông Mầm cho hay.

Từ nguồn kinh phí “Dự án chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học” của Chương trình Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông An Giang triển khai mô hình nuôi vịt hướng trứng an toàn sinh học tại xã Tân An và ghi nhận được nhiều kết quả rất phấn khởi cho người chăn nuôi.

Qua đó, nuôi vịt theo phương pháp “an toàn dịch bệnh” hay “an toàn sinh học” được nhiều hộ nông dân nuôi vịt đàn truyền thống của xã Tân An hưởng ứng và áp dụng, với nhiều hứa hẹn.

16 hộ trong dự án (mỗi hộ được hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn và thuốc trị bệnh… tương đương 16 triệu đồng/hộ), sau 7 – 8 tháng chăn nuôi, lợi nhuận thấp nhất 20 triệu đồng/hộ, cao nhất 45 triệu đồng/hộ. Nhờ giới thiệu của Trung tâm Khuyến nông An Giang, giá vịt tăng thêm 10.000 – 20.000 đồng/con, giá trứng cao hơn từ 100 – 200 đồng/trứng.

Ông Trương Văn Nhích, Tổ trưởng Tổ hợp tác số 1, cho biết, khi bà con nuôi vịt đàn ở Tân An được tập huấn chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chọn con giống vịt nuôi hướng trứng, nông dân dần dần thay đổi nhận thức, chuyển từ chăn nuôi theo tập quán “chạy đồng thường xuyên và chạy đồng xa” sang chăn nuôi “an toàn sinh học”, kết hợp với nhiều mô hình khác như: “Vịt – cá”, “vịt – cá – lúa”…

Sau khi tham quan thực tế tại các trại giống, tham khảo qua nhiều tài liệu, nhận thấy chăn nuôi heo an toàn sinh học, thân thiện môi trường có nhiều ưu điểm nên ông Nguyễn Tiến Đồn (ấp Vĩnh Thạnh 1, xã Lê Chánh, Tân Châu) quyết định đầu tư chuồng trại quy mô kiên cố 170m2 có lắp đặt hệ thống biogas, chọn con giống tốt… mỗi năm xuất chuồng bán khoảng 300 heo con.

“Áp dụng mô hình nuôi an toàn sinh học, tuân thủ quy trình tiêm chủng chặt chẽ nên heo ít bệnh, ăn mạnh và mau lớn” – ông Đồn cho biết.

Chăn nuôi theo phương pháp an toàn, từ ngày heo sinh ra đến khoảng 45 – 50 ngày tuổi, đạt trọng lượng 12 – 13kg. Ông thiết kế chuồng trại thành 2 khu riêng biệt, dành cho heo chuẩn bị sinh và sau khi sinh sản để tiện lợi trong chăm sóc.

Hàng ngày, chuồng trại thường xuyên được dội rửa sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh; môi trường chăn nuôi thoáng mát, góp phần hạn chế đáng kể bệnh tật cho đàn heo. Nhờ hệ thống biogas được lắp đặt khép kín, không có mùi hôi, đảm bảo điều kiện môi trường, tiết kiệm đáng kể chi phí chất đốt nấu nướng và còn sử dụng thắp sáng sinh hoạt nên hiệu quả chăn nuôi của ông Đồn tăng lên.

“Thông qua huấn luyện kỹ thuật của Trạm Khuyến nông Tân Châu và sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông An Giang, nông dân các xã, phường ứng dụng thành công các mô hình chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, hạn chế được dịch bệnh trên gia súc gia cầm và môi trường sinh hoạt trên địa bàn dân cư ngày trở nên thân thiện hơn”.


Related news

Xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu) Đến Lượt Tôm Chết! Xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu) Đến Lượt Tôm Chết!

Cứ mỗi sáng, các hộ nuôi tôm kẹt ở sông Chà Và, xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu) phải vớt bỏ tôm chết, người ít thì vài ba ký, người nhiều cả chục ký. Với giá tôm trung bình 800 ngàn/kg, giá trị thiệt hại ước tính từ vài triệu đến gần chục triệu đồng/ngày. Đó là những gì mà các hộ nuôi tôm lồng bè trên sông Chà Và hứng chịu từ tháng bảy âm lịch đến nay.

Tuesday. January 27th, 2015
Quảng Ninh Quảng Ninh "Sốt" Ốc Mút Các Huyện Miền Đông

Ốc mút - như tên dân dã của nó - vốn chẳng phải là loại đặc sản cao cấp gì. Thế nhưng thời gian gần đây, ốc mút lại đang lên “cơn sốt” ở một số huyện miền Đông như Đầm Hà, Hải Hà (Quảng Ninh)... Người ta đổ xô đi bắt ốc mút để bán cho các thương lái Trung Quốc. Mặc dù hỏi chính các chủ buôn là thu mua ốc mút về làm gì thì ai cũng lắc đầu: Không biết!...

Tuesday. January 27th, 2015
Sản Lượng Khai Thác Biển Trong Tháng Đầu Năm 2015 Tăng Sản Lượng Khai Thác Biển Trong Tháng Đầu Năm 2015 Tăng

Trong tháng 1, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, ngư dân mạnh dạn đầu tư ngư lưới cụ và máy có công suất lớn, các đội tàu đánh bắt xa bờ tích cực ra khơi và có những chuyến ra khơi đánh bắt được mùa bội thu. Sản lượng khai thác biển trong tháng 1 ước đạt 16.000 tấn, tăng 18,52% so với cùng kỳ.

Tuesday. January 27th, 2015
Trà Vinh Khai Thác Và Nuôi Trồng Thủy Sản Tiếp Tục Phát Triển Ổn Định Trà Vinh Khai Thác Và Nuôi Trồng Thủy Sản Tiếp Tục Phát Triển Ổn Định

Tổng sản lượng thủy sản 177.900 tấn (đạt 103,06% kế hoạch), tăng 23.368 tấn so với năm 2013, trong đó, sản lượng nuôi 99.550 tấn, tăng 18.284 tấn (đạt 102,79% kế hoạch), sản lượng khai thác 78.390 tấn, tăng 5.083 tấn (đạt 103,42% kế hoạch). Đây là điều kiện thuận lợi để năm 2015 tiếp tục phát huy kết quả đạt được và tận dụng, khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.

Tuesday. January 27th, 2015
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Sông Mã Ở Huyện Bá Thước (Thanh Hóa) Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Sông Mã Ở Huyện Bá Thước (Thanh Hóa)

Qua trao đổi với anh Thường cùng một số hộ nuôi cá lồng và làm việc với ông Trương Mai Chưng, Chủ tịch UBND xã Lương Ngoại, tất cả đều khẳng định: Với nguồn lợi sinh thủy từ nguồn nước do Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 mang lại; trong vùng lại sẵn có luồng để làm lồng; thức ăn cho cá không phải mua; chỉ “lấy công làm lãi”, nhưng công cũng không nhiều.

Tuesday. January 27th, 2015