Nuôi Ghép Cá Măng Sữa
Cá măng được nuôi chung với tôm,cua đen, cá dià, cá mú, cá rô phi, rong biển, động vật thân mềm và nhiều loại cá khác hoặc lứa cá nhỏ hoặc lứa trung. Nhưng nuôi ghép cá măng với tôm hoặc cua là phổ biến và có lợi nhuận cao nhất.
Mọi người đánh giá cao môi trường sống và nhu cầu thức ăn của cá đối với phương pháp này. Sản lượng hàng năm của cá măng giống khi nuôi ghép với tôm đạt từ 1200 đến 1800kg/ha trong khi đó năng suất tôm hàng năm từ 100 đến 200kg/ha.
Mặt khác, nếu sử dụng phương pháp nuôi ghép, mỗi vụ có thể thu khoảng 550kg/ha cá măng và 1500kg/ha cua. Thường thì đạt tối thiểu 2 vụ thu hoạch trên năm khi áp dụng nuôi ghép cá măng với tôm hoặc cua.
Source: Milkfish Production and Processing Technologies in the Philippines
This project was funded by the Department of Agriculture - Bureau of Agricultural Research (BAR) and was made possible through the generous support and collaboration with the Southeast Asian Fisheries Development Center (SEAFDEC), the Bureau of Fisheries and Aquatic Resources (BFAR) and the University of the Philippines in the Visayas (UPV)
Tác giả: Wilfredo G. Yap, Antonio C. Villaluz, Ma. Gracia G. Soriano, and Mary Nia Santos
Related news
Cá măng nuôi trong ao nước lợ hay đìa ven biển mất 5 năm để đến chu kì sinh sản. Ở môi trường nước lợ, chế độ ăn uống để phát triển tuyến sinh dụng với hàm lượng thức ăn giàu protein từ 36%- 38% và có những lồng chuyển giao nước biển giữa lồng nuôi trên biển và bể nuôi trên đất liền. Đối với bể nuôi đất liền, hệ thống nước được chảy liên tục với tỉ lệ trao đổi 200% trên ngày.
Nuôi cá măng trong các đìa theo kiểu truyền thống được thiết kế theo kiểu 1 ao nhỏ nuôi cá bột và 1 ao nuôi lớn với diện tích dao động từ 1 đến 50 héc ta thậm chí lên đến 100 héc ta. Thường thì cá bột được nuôi trong vòng 1 đến 2 tháng trong ao nuôi ươm giống và những loại cá này sẽ được chuyển giao đến ao nuôi chờ đến mùa vụ thu hoạch. Công việc chuẩn bị ao nuôi bao gồm sấy khô, diệt các loại bệnh dịch sau đó là bón vôi và bón phân.
Các bước chuẩn bị ao nuôi căn bản trong việc kiểm soát dịch bệnh, bón phân và bón vôi được khuyến cáo là nên áp dụng trực tiếp vào hệ thống nuôi cá măng như trước đây.
Phương pháp này áp dụng cho ao sâu hơn (tối thiểu là 1 mét) đối với mật độ nuôi cá măng lớn hơn bằng cách sử dụng sinh vật phù du thay vì dùng tảo đáy làm thức ăn. Ao nước sâu hơn sẽ làm tăng lượng nước trên 1 đơn vị diện tích do đó có nhiều không gian cho cá cũng như nguồn thức ăn tự nhiên phát triển.
Đặc trưng của phương pháp trên là sử dụng ao nhỏ hơn với kích thước từ 1 đến 5 héc ta, độ sâu tối thiểu 1 mét và gia tăng tỷ lệ cá giống từ 8000 con đến 12,000 con trong ao nuôi. Việc trao đổi nước thông qua mở rộng cửa, đào các mương nước và sử dụng các máy bơm.