Home / Hải sản / Cá măng sửa

Kỹ thuật nuôi cá măng - Đặc điểm sinh học - Phần 2

Kỹ thuật nuôi cá măng - Đặc điểm sinh học - Phần 2
Author: Theo Khoa học Kỹ Thuật Nông Nghiệp
Publish date: Thursday. August 25th, 2016

3. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng

Trong tự nhiên, cá măng chủ yếu là ăn phiêu sinh thực.

Vì thế cá cũng có cấu trúc mang với rất nhiều lược mang có tác dụng lọc và tập trung thức ăn.

Tuy nhiên, cá con rất ít ăn phiêu sinh thực vật, phần lớn là mùn bã hữu cơ và các chất vẩn trong nước hay đáy thủy vực (Banno, 1980).

Cá có tập tính ăn ban ngày và cao điểm vào lúc 7 giờ và 13 giờ (Banno, 1980) .Trong phòng thí nghiệm, cá con không ăn vào ban đêm, nhưng dần dần ăn được vào ban đêm khi thành cá giống.

Tuy nhiên cá lớn chủ yếu vẫn ăn vào ban ngày, cá bắt đầu ăn bên ngoài từ ngày thứ 3 sau khi nở, khi đã hết noãn hoàng và giai đoạn 4- 7 ngày tuổi là giai đoạn nguy kịch cho ấu trùng.

Sau 3 tuần tuổi, cá măng có đặc tính ăn các loại lab-lab bao gồm

các loại tảo lam, tảo lục, tảo khuê, giáp xác, ấu trùng côn trùng, giun đất và các chất vẩn, chủ yếu là: Spirulina, Microcoleus, Anthrospira, Lynbia, Anabaena, Oscillatoria, Nitzschia, Navicula, Amphiprora.

Lumut mà chủ yếu là to lục dạng sợi như: Chaetomorpha, Cladophora, Enteromorpha cũng là thức ăn cho cá trong giai đoạn cá lớn, tuy nhiên không tốt cho dinh dưỡng như lab-lab. Ngoài ra trong điều kiện nuôi cá măng, cá cũng có thể thích nghi và sử dụng tốt các thức ăn nhân tạo.

Cá măng là loài có kích cỡ trung bình, cỡ khai thác thông thường 2- 3 kg, cỡ tối đa bắt gặp có thể 13 kg, cá có tốc độ lớn khá nhanh, trong điều kiện tự nhiên, 10- 14 ngày sau khi nở cá đạt 2.5- 3 cm, khi có nhiều lab-lab cá có thể đạt 0.3- 0.4 kg sau 4 tháng nuôi.

4. Đặc điểm sinh sản

Tùy từng vùng nuôi với điều kiện tự nhiên khác nhau, tuổi thành thục của cá măng cũng khác nhau.

Cá cái thông thường thành thục ở 5-6 năm tuổi, cá đực ở 4 năm tuổi.

Kích cỡ cá đực khi thành thục dài khoảng 0.9m, cá cái khoảng 1m, trọng lượng 2-3kg.

Trong điều kiện thí nghiệm, cá nuôi vỗ trong bè ngoài biển sẽ thành thục sớm hơn cá nuôi trong ao hay bể.

Khi còn nhỏ rất khó phân biệt cá đực và cá cái.

Khi thành thục có thể phân biệt dựa vào các lỗ niệu sinh dục và hậu môn: cá cái có 3 lỗ, cá đực có 2 lỗ.

Mùa vụ sinh sản của cá bắt đầu từ khoảng tháng 4-5.

Mùa vụ sinh sản có thể kéo dài và có thể đẻ nhiều lần trong năm.

Đến mùa sinh sản, cá di cư ra vùng biển để bắt cặp và đẻ trứng.

Bãi đẻ của cá là những rạng san hô, có độ sâu 20-40m, xa bờ 20 hải lý.

Bãi đẻ có nhiệt độ và độ mặn ổn định ở 28oC và 34%o.

Cá thường di cư sinh sản vào những kỳ trăng non, lúc nước cường.

Cá đẻ vào ban đêm.

Trước khi đẻ, chúng ghép đôi với tỷ lệ 1 cá cái và 2 cá đực.

Sự kích thích liên tục của 2 cá đực làm cá cái đẻ rốc.


Related news

Sự Phát Triển Công Nghệ Sản Xuất Cá Măng Sự Phát Triển Công Nghệ Sản Xuất Cá Măng

Đúng như tên gọi của nó, cá măng không chỉ cung cấp lượng protein cho hàng triệu người dân khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương với giá cả phải chăng mà còn là nghề kiếm sống, kế sinh nhai cho vô số gia đình nuôi trồng thủy sản.

Friday. January 17th, 2014
Công Nghệ Sản Xuất Giống Cá Măng Sữa Công Nghệ Sản Xuất Giống Cá Măng Sữa

Những bộ lưới này nên được thiết kế để chúng không cản trở việc bơi và đẻ trứng của cá măng. Bên cạnh đó, chúng cũng nên dễ dàng dọn rửa bằng tay. Tùy thuộc vào kích thước của ao hay bể, mất khoảng 1-3 giờ để thu gom được khoảng 90% số trứng.

Friday. January 17th, 2014
Kỹ thuật nuôi cá măng - Đặc điểm sinh học - Phần 1 Kỹ thuật nuôi cá măng - Đặc điểm sinh học - Phần 1

Kỹ thuật nuôi cá măng - Đặc điểm sinh học

Thursday. August 25th, 2016