Nuôi gà lôi thu trăm triệu mỗi năm
“Gà lôi dễ nuôi, thị trường tiêu thụ mạnh sau khi trừ chi phí đầu về con giống, thức ăn và các chi phí khác, mỗi tháng thu lãi hơn chục triệu đồng là chuyện không khó”. Đó là chia sẻ của ông Phạm Văn Lanh ở xã Long Khánh B, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp.
Gà lôi được thả nuôi trên đệm lót sinh học
Ông Lanh sở hữu trang trại nuôi gà lôi (gà Tây) hơn 1.000 m2 với 300 con gà lôi sinh sản. Cách đây 3 năm, gia đình ông chuyên nuôi gà ta thả vườn với số lượng hơn 100 con gà thịt nhưng lợi nhuận không cao, gà mắc bệnh nhiều. Sau khi tìm hiểu thấy gà lôi dễ nuôi, thức ăn dễ tìm ở địa phương nên ông thả nuôi hơn 1 năm nay.
Để phát triển đàn gà lôi, ông đã chủ động tìm hiểu kỹ thuật nhân đàn, chăm sóc đàn gà, nhờ có kinh nghiệm và tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi nên đàn gà đã nhanh chóng tăng nhanh. Đến nay, ông có 50 con gà lôi mái đang trong thời kỳ sinh sản tốt. Gà lôi mái đẻ rất sai, mỗi đợt 15 - 20 trứng, ấp 25 - 27 ngày sẽ nở, tỷ lệ ấp nở khá cao.
Thức ăn chính của gà lôi chủ yếu là lục bình bằm nhuyễn trộn với trấu nhỏ, rất dễ tìm và ít tốn chi phí. Mỗi ngày có thể cho ăn 2 - 4 lần tùy theo lượng thức ăn và kích cỡ của gà. Gà lôi có trọng lượng cao, gà trống nặng 6 - 9 kg, gà mái nặng 3 - 4 kg. Chu kỳ gà nuôi 3 - 4 tháng có thể xuất bán thịt và 6 tháng có thể cho trứng. Hiện, ông bán gà giống và gà thịt cho các nhà hàng tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL. Gà thịt có giá 120.000 - 130.000 đồng/kg, luôn trong tình trạng hút hàng. Gà lôi giống mới nở 10 - 15 ngày tuổi có trọng lượng 200 - 300 gam có giá 50.000 - 75.000 đồng/con; gà từ 25 - 30 ngày tuổi có trọng lượng 400 - 450 g có giá 100.000 - 120.000 đồng/con.
Đồng thời, ông còn xây dựng 2 trại chăn nuôi, mỗi trại được ngăn đôi để phân loại gà và tiến hành áp dụng kỹ thuật đệm lót sinh học giúp gà khỏe mạnh hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm thức ăn. Để gà không bị dịch bệnh, ông còn thường xuyên tiêm ngừa định kỳ theo hướng dẫn của nhân viên thú y, bổ sung các khoáng chất, vitamin C, để tăng sức đề kháng và trọng lượng gà con. Áp dụng tốt các kỹ thuật mới trong chăn nuôi đã giúp tăng hiệu quả, giảm tỷ lệ hao hụt gà con và thị trường tiêu thụ mạnh nên mỗi năm trừ chi phí, ông thu lãi hơn 120 triệu đồng/năm.
Related news
Để giữ bưởi tươi được cả tháng sau khi hái, nông dân Nguyễn Hồng Công ở TX. Thái Hòa (Nghệ An) đã cho bưởi vào phòng điều hòa, bật suốt ngày đêm.
Anh Y Brôn đã áp dụng kỹ thuật ủ đã áp dụng kỹ thuật ủ phân hữu cơ vi sinh từ vỏ từ vỏ cà phê để bón cho cây trồng, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao.
Ông Trần Văn Hùm là người đầu tiên đưa mô hình nuôi dê về miệt vườn xã Thành Đông, huyện Bình Tân (Vĩnh Long)