Nuôi chồn hương - Phần 2
3. Chọn giống nuôi
Chọn những con nhanh nhẹn, không bị thương, bị tật, lông mượt, mắt, mũi nhanh nhẹn, tinh tường…
Những con muốn chọn làm giống nên chọn những con nuôi từ nhỏ lên vì chúng đã thích nghi với môi trường sinh thái.
Chọn chồn sinh sản phải từ 8 tháng tuổi trở lên.
Khi đến thời gian động đực con cái hay bỏ ăn phá chuồng và phát ra tiếng kêu lạ , con đực tiết ra xạ hương để quyến rũ con cái.
Lúc này ta bắt con cái bỏ vào con đực cho chúng giao phối.
Khi chồn động đực thì ta nên cho giao phối ngay tránh chậm trễ mà giảm hiệu quả.
Giao phối xong là tách con cái và con đực nuôi riêng.
Nếu sau 30 ngày mà không thấy chồn mang thai thì ta để ý và cho giao phối lại.
Thời gian mang thai của Chồn là 90 ngày.
Từ 7-10 ngày chồn con mở mắt.
Chồn con mới sinh ra bú sữa mẹ.
Sau 35 ngày thì chồn con tập ăn thức ăn của mẹ.
Từ lúc đẻ đến 60 ngày tuổi thì tách bầy.
4. Phòng và trị bệnh
Chồn hương trong điều kiện nuôi dưỡng nhân tạo rất mẫn cảm với các loại thức ăn mới lạ.
Khi thay đổi thức ăn chúng thường hay bị bệnh tiêu chảy, phân không thành khuôn, loãng, nhiều nước.
Nên phòng bệnh tiêu chảy bằng cách cho uống thuốc kháng sinh vào thức ăn mới (trộn với thức ăn).
Chồn hương cũng có thể bị bệnh cầu trùng (phân lẫn máu) hoặc bị bệnh thương hàn (sốt cao, phân lỏng màu vàng) như các loại gia súc, gia cầm khác.
Ta có thể điều trị bằng các loại thuốc thú y.
Liều lượng tính lượng thuốc/kg thể trọng, tương tự như liều dùng đối với gia cầm.
Related news
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Tập Tính Sống