Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi chồn

Nuôi chồn hương - Phần 1

Nuôi chồn hương - Phần 1
Author: NN
Publish date: Thursday. September 1st, 2016

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương

1. Kỹ thuật xây chuồng và phòng bệnh

Chuồng trại: chuồng nuôi làm theo hướng đông nam, mái lợp lá hoặc ngói , cao ráo, thoáng mát, có hệ thống cửa sổ đóng mở thuận lợi, đảm bảo đông ấm, hè mát.

Trong chuồng có thiết kế khoảng 2-3 tầng(tùy theo số lượng nuôi) bằng bê tông hay tre, gỗ chắc chắn để chứa lồng nhốt chồn, mỗi tầng cao 0,7 – 0,8 m.

Nền tầng bằng bê tông dốc để thoát nước tiểu.

Các lồng để trên một tầng phải được ngăn kín để chồn hương trong hai lồng không trông thấy nhau, chống hiện tượng stress.

Thông thường lồng nhốt chồn hương được làm kiên cố bằng lưới sắt B 40 hoặc đan bằng tre, bằng gỗ, cửa có then cài chắc chắn để chúng không chui ra được.

Chúng ta nên mua lưới thép vuông 3cm.

Mỗi lồng cao 70 cm, rộng 1 m, dài 1,2m.

Nếu làm đáy lồng làm bằng tre, gỗ nên đóng chừa khe hỡ để phân lọt xuống nền.

Với lồng nuôi sinh sản cần làm kĩ lồng nuôi: đáy lồng bằng gỗ nhẵn, dày 1cm, rộng 3cm và đóng chừa khe hở 1cm để chồn con khỏi lọt chân.

Nên để lồng nuôi chồn sinh sản chỗ yên tĩnh hơn.

Vệ sinh chuồng trại: mỗi ngày phải dọn vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi.

Phân, nước tiểu được thoát ra ngoài qua hệ thống rãnh bố trí khi thiết kế chuồng, đảm bảo chuồng luôn khô, sạch sẽ, tránh ô nhiễm môi trường nuôi…

2. Thức ăn

Chồn hương ưa thích côn trùng: mối kiến, chim chuột các loại bò sát rắn, nhông và một số loại quả: chuối, đu đủ, cafe, mít, rễ cây… Khi nuôi thuần cần cho ăn thức ăn cơm có thịt cá do con người chế biến.

Chồn ở ngoài thiên nhiên mới đem về rất nhát cần kiên trì tập cho ăn.

Cho chồn ăn buổi ăn tối là chính, buổi ăn sáng là phụ.

Cho chồn ăn và uống nước đầy đủ.

Để đảm bảo chồn phát triển tốt cần bổ sung thêm B.complex loại tốt, cám gà đậm đặc (concentrat), loại chất lượng cao của các nhà máy chế biến thức ăn như: Proconco, Guyomach, AFP, CP Group…

Sinh trưởng, phát triển và sinh sản: chồn hương mỗi năm đẻ 1 lứa ở ngoài thiên nhiên, nếu được thuần hóa thì mỗi năm đẻ 2 lứa mỗi lứa đẻ từ 3 – 6 con.

Chồn hương sinh sản tập trung vào tháng 2-10 âm lịch.


Related news

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Phân Loại, Phân Bố Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Phân Loại, Phân Bố

Chồn hương cho xạ hương là một loại dược liệu quý. Thịt nó rất mềm, thơm, ngọt và ngon, vì thế thịt chồn hương đang là món ăn đặc sản trong các nhà hàng.

Thursday. September 1st, 2016
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Hình Dáng Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Hình Dáng

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Hình Dáng

Thursday. September 1st, 2016
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Tập Tính Sống, Thức Ăn, Sinh Sản Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Tập Tính Sống, Thức Ăn, Sinh Sản

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương - Tập Tính Sống

Thursday. September 1st, 2016