Nuôi cá bóp trên đảo
Hòn Tre có diện tích 400 ha, gồm 3 ấp với trên 4.000 dân, đa số sống bằng nghề cá và dịch vụ hậu cần thủy hải sản. Mấy năm gần đây, do khai thác quá mức khiến cho nguồn cá cạn kiệt nên ngư dân phải đánh bắt xa bờ, một số chuyển sang nuôi cá lồng bè cho hiệu quả kinh tế cao như cá bóp, cá mú...
Mấy năm trước huyện Kiên Hải gồm hòn Ngang, hòn Lại Sơn, hòn Tre có trên 200 hộ nuôi cá bóp và cá mú với 600 lồng bè, nay hòn Tre chỉ còn trên 30 hộ nuôi, mỗi hộ từ 2 - 5 bè, mỗi bè thả 200 con, trong đó người nuôi thành công nhất là chị Võ Thị Thắm.
Trước đây vợ chồng chị chuyên làm nghề đánh bắt, nay chuyển sang nuôi cá lồng bè, liên tiếp 2 năm liền đều đạt năng suất cao.
Đầu năm 2013 chị bắt đầu thả và đã thu hoạch được vài đợt, kết quả mang lại thật bất ngờ. Hiện trong bè còn 500 con cá bóp, trọng lượng từ 6 - 7 kg/con. Theo kinh nghiệm của chị, mỗi lồng nuôi cá bóp nên giữ độ sâu 5m, rộng 4 - 6m để cá có thể hoạt động dễ dàng.
Theo chị, so với các loại cá khác, cá bóp dễ nuôi, mau lớn, tỉ lệ hao hụt từ 3 - 5%, không đáng kể và ít rủi ro hơn. Chúng ăn cá sống, cá tạp nên không sợ thiếu mồi.
Chị Võ Thị Thắm phấn khởi vì đàn cá phát triển tốt và được giá
Hiện chồng chị có hai ghe chuyên đi đánh bắt cá mồi để cung cấp thức ăn cho đàn cá nên lợi nhuận cao hơn so với các bè cá khác.
Về con giống (Rachycenton canadum), chị hợp đồng mua từ hòn Nghệ với giá 100.000 đ/con. Những lúc hiếm có thể lên đến 130.000 đ/con. Chị cho biết sau 9 - 10 tháng cho ăn đầy đủ, mỗi ngày 2 cữ, cá có thể nặng trên 7 kg/con.
Tuy nhiên, muốn đạt năng suất và chất lượng cao, theo chị người nuôi phải biết chọn lựa con giống cho thật tốt, mồi ăn phải thay đổi tuỳ theo cá lớn, nhỏ. Cá dưới 3 tháng tuổi mồi phải được băm nhỏ, cá lớn để nguyên con.
Hiện bè cá của chị ở độ tuổi 8 tháng, mỗi ngày cho ăn 150 kg mồi. Hằng tháng cá phải được tắm thuốc và thay lưới hoặc làm vệ sinh lồng bè. Có thế cá mới lớn nhanh, lớn khoẻ và tránh được rủi ro, bất trắc.
Cá bóp hiện nay được coi là đặc sản có giá trị thương phẩm cao, giá thị trường hiện nay dao động từ 130.000 - 160.000 đ/kg nên được ngư dân đầu tư nuôi ngày càng nhiều.
Tại các vùng biển nước ta cũng đang phát triển mạnh để xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Loại cá này ngon nhất là đầu nấu canh chua, thân kho tộ, kho lạt hoặc chiên, sốt cà.
Huyện đảo Kiên Hải đã đẩy mạnh phát triển cá bóp, tạo điều kiện cho ngư dân tiếp tục SX theo đúng quy trình kỹ thuật, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng cá bóp để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Related news
Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6 phần ngàn, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 6,5 - 8, nhiệt độ nước thích hợp: 25 – 30 C. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.
Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con, tuy nhiên nghề này vẫn tồn tại những rủi ro rất cao, thậm chí có những vụ nhiều bà con phải mất trắng. Với thời điểm hiện tại khi tình hình thời tiết diễn biến phức tạp kèm theo các biện pháp kiểm soát chất lượng về môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh trên diện tích ao tôm vẫn còn nhiều hạn chế, nên việc tôm bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt trong thời gian qua là điều không thể tránh khỏi, gây thiệt hại rất lớn đến với các hộ nuôi. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, toàn huyện hiện có 49 ha với 44 triệu con giống đang bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy và đốm trắng.
Từ tháng 3/2013 đến nay, trên các cánh đồng ớt ở huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), không khí tất bật mùa thu hoạch. Mới bước vào đầu vụ thu hoạch, giá ớt thu mua khá cao và ngày càng tăng, từ 12.000 đồng/kg lên gần 25.000 đồng/kg, thương lái vào tận ruộng thu mua nên đầu ra quả ớt rất thuận lợi.
Thời gian qua, nhu cầu thị trường thế giới sụt giảm do biến động kinh tế đã làm ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có con cá tra. Thêm vào đó, đợt xét thuế chống bán phá giá lần thứ 8 của Bộ Công Thương Mỹ làm cho "đầu ra" của con cá tra đã khó lại càng thêm khó.
Với đặc điểm thổ nhưỡng đất cát bạc màu, thiếu nước tưới, ngoài một số ít diện tích chủ động nước sản xuất lúa, đất nông nghiệp ở xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn) chỉ phù hợp với cây mì; song trồng mì thời gian dài làm cho đất nghèo dinh dưỡng, hiệu quả không cao. Trong điều kiện như vậy, những năm gần đây người dân chuyển sang trồng cây đậu phụng và điều đó đã giúp họ tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.