Nuôi Cá Vược Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Giúp Giảm Chi Phí

Vài năm trở lại đây, phong trào nuôi cá chẽm (hay còn gọi là cá vược) ở các tỉnh miền Nam đang phát triển mạnh, nhiều mô hình nuôi cá vược trong ao đất ở một số tỉnh như Bạc Liêu, Bến Tre... phát triển rất tốt.
Tại một số tỉnh phía Bắc, cá vược cũng được nuôi nhiều ở Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Thanh Hoá. Tuy nhiên, nông dân miền Bắc vẫn chủ yếu nuôi cá theo phương thức truyền thống là dùng cá mồi, cho ăn cá tạp. Trên thực tế, người nuôi cá theo phương thức dùng thức ăn công nghiệp có nhiều ưu điểm và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo anh Đặng Minh Dũng- Phó Giám đốc Trung tâm Nuôi thuộc Viện Nghiên cứu hải sản Hải Phòng: Năm vừa qua, trung tâm thực hiện đề tài nuôi cá vược ở một số địa phương có phong trào nuôi thuỷ, hải sản như xã Lập Lễ (huyện Thuỷ Nguyên), quận Đồ Sơn... theo phương thức sử dụng thức ăn tươi sống. Việc sử dụng nguồn thức ăn tươi sống vừa dễ gây dịch bệnh, vừa khó kiểm soát nguồn thức ăn. Vào những ngày mưa, bão rất khó tìm mua được nguồn thức ăn tươi sống nên cá có thể bị đói. Cá vược vốn là loài cá dữ và ăn tạp, lại có tập tính ăn lẫn nhau, nếu quá trình nuôi không cung cấp đủ nhu cầu thức ăn cho chúng thì những con cá lớn, khoẻ sẽ ăn thịt những con cá bé, nhất là khi cá còn nhỏ.
Cán bộ kỹ thuật của Công ty Con Heo Vàng cho biết, nuôi cá vược?theo phương thức dùng cá mồi còn có những hạn chế sau: Trước tiên là hạn chế về số lượng cá nuôi trong ao. Nguồn nước hay bị ô nhiễm dẫn đến nguy cơ về dịch bệnh cho cá nuôi. Năm qua, giá cả của cá mồi lên cao cho nên chi phí thức ăn cho cá vược cũng tăng theo. Thêm vào đó là người nuôi không chủ động được thời điểm lúc nào cần đầu tư để đưa sản phẩm ra thị trường vì phải phụ thuộc vào nguồn cá mồi đánh bắt ngoài biển...
Tại nhiều tỉnh phía Nam, nông dân nuôi cá vược dùng thức ăn công nghiệp, kết quả cho thấy đạt được nhiều ưu điểm hơn. Cụ thể, người nuôi có thể nuôi được cá với số lượng lớn. Vấn đề ô nhiễm môi trường nuôi cũng giảm đáng kể. Chi phí cho 1kg sản phẩm cũng thấp. Nuôi theo phương thức này, người nuôi có thể chủ động tính toán được thời điểm xuất cá, điều kiện rất thuận lợi cho người nuôi. Nuôi cá vược bằng thức ăn công nghiệp giúp hiệu quả thu hoạch cao và giảm đáng kể vấn đề về môi trường nuôi. Đây là một hướng đi mới ở phía Bắc. Người chăn nuôi phía Bắc có thể tham khảo, sử dụng phương thức nuôi dùng cám cá để cải thiện hiệu quả nuôi.
Related news

Giá trị loại cây này cao gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, gấp 4 lần cây cao su. Thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20%, châu Phi 10%. Đó là thông tin tại hội nghị thường niên Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế IPC, tổ chức tại TP HCM từ ngày 27 đến 30-10.

So với cùng kỳ năm 2013, số hộ sản xuất nấm rơm, nấm sò trên địa bàn huyện giảm nhiều. Đến nay, toàn huyện mới có hơn 30 hộ đưa nguyên liệu vào sản xuất nấm, trong đó 20 hộ sản xuất nấm sò, 12 hộ sản xuất nấm rơm. Các xã có số hộ sản xuất nấm nhiều gồm: Đoàn Lập, Quang Phục, Bạch Đằng, Kiến Thiết.

Trong khi nông dân ở các tỉnh khác đang vất vả đối mặt với bệnh cây tiêu chết nhanh, chết chậm (CN - CC), thậm chí nhiều hộ gia đình phải bỏ cả vườn tiêu thì tại BR - VT, từ 3 năm trở lại đây người trồng tiêu đã tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục bệnh này khá hiệu quả.

Từ đầu năm đến nay, nông dân trong huyện đã sử dụng 450 ha diện tích rơm để trồng nấm, tập trung tại các xã: Kế Thành, Kế An, Thới An Hội, Đại Hải, Ba Trinh... Tranh thủ thời gian nông nhàn, lấy công làm lời, nhiều hộ nông dân khấm khá nhờ trồng nấm rơm.

Trước thực trạng cà chua khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng được mùa rớt giá, có thời điểm giá thu mua cà chua xuống thấp, giá bán ra không đủ để bà con nông dân trang trải chi phí thu hoạch, dẫn đến tình trạng trái cây chín rụng cả gốc, nông dân thua lỗ nặng, hệ thống siêu thị Big C tích cực hỗ trợ tiêu thụ 150 tấn cà chua, đồng thời, tìm giải pháp quảng bá, tăng đầu ra cho bà con nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng.