Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Vẩu, Một Lãi Một

Nuôi Cá Vẩu, Một Lãi Một
Publish date: Saturday. August 31st, 2013

Gần đây, tôm sú và ốc hương trên địa bàn xã Vinh Hiền và Lộc Bình (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) thường xuyên xảy ra dịch bệnh, khiến bà con lâm vào cảnh nợ nần. Trước khó khăn đó, người dân đã "rẽ bước sang ngang" đầu tư nuôi cá lồng, trong đó cá vẩu là đối tượng nuôi được chú trọng.

Đối tượng nuôi mới

Đến xã Vinh Hiền, đi đâu cũng nghe người dân đề cập đến chuyện nuôi cá vẩu. Đây là mô hình nuôi tự phát, song đem lại nguồn thu nhập khá cao. Năm 2009, mô hình nuôi cá vẩu được hình thành từ sự tình cờ trong một lần đi đặt chuôm đánh bắt cá hồng, cá mú tự nhiên về nuôi thì có lẩn con giống cá vẩu. Đó là loại cá sống tự nhiên ở biển, được dân gian xếp vào loại cá quý hiếm, ngon, có thịt săn chắc, thơm và ít có mùi tanh như một số loại cá khác.

Anh Phan Dũng, ở thôn Hiền An 1 (Vinh Hiền) cho biết: “Theo kinh nghiệm, thời gian cá vẩu sinh sản ở biển và cá giống con trôi vào đầm nhiều nhất là thời điểm tháng 11 âm lịch. Cá vẩu giống có đặc thù tránh di chuyển nhiều, bởi nếu trợt vẩy cá sẽ chết. Ngoài ra, cá vẩu ăn mạnh và chịu được nước ngọt hơn các loại cá chuyên sống môi trường nước lợ, mặn khác”. Thức ăn cho cá vẩu là các loại cá tạp tươi sống, băm nhỏ cho ăn 5 - 6 lần/ngày trong hai tuần nuôi đầu, sau đó giảm xuống còn 3 lần/ngày. Sau 6 tháng nuôi là cho thu hoạch đạt trọng lượng khoảng 1,5 kg/con; bán với giá 200 ngàn đồng/kg. Nếu thả nuôi 100 con/lồng với kích cỡ cá thả 60 con/kg đến khi thu hoạch sẽ cho lãi ròng khoảng 30 triệu đồng; cao gấp 1,5 lần so với cá mú, hồng. Nắm bắt ưu điểm này, từ 2 lồng nuôi, hiện anh Phan Dũng đầu tư thêm 2 lồng nữa, tổng cộng mỗi năm thả nuôi 4 lồng với 400 con cá vẩu giống do anh khai thác và mua lại của người dân đánh bắt được. Nhờ mạnh dạn đầu tư, trừ mọi chi phí, mỗi năm thu lãi hơn 100 triệu đồng. Đến nay, gia đình anh không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu.

Tiếng lành đồn xa

Tiếng lành đồn xa, không những trong vùng mà còn được lan sang các địa phương lân cận, như xã Lộc Trì, Lộc Bình… Anh Trần Cát, ở thôn Tân Bình (Lộc Bình) nói. Được tin ở xã Vinh Hiền, nhiều bà con nuôi cá vẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2010 gia đình tui vay của người thân 20 triệu đồng đầu tư nuôi 100 con cá vẩu. Sau 6 tháng, cho lãi gần 20 triệu đồng. Kết quả mang lại, đầu tư một lãi một, mừng quá, năm sau gia đình tui đầu tư phát triển thêm 2 lồng nuôi cá vẩu. Nhờ vậy, có tiền trả bớt nợ ngân hàng ở kỳ nuôi tôm trước, còn một phần tiếp tục đầu tư nuôi cá lồng trên phá”. Hiện trên địa bàn xã Lộc Bình cũng có nhiều hộ tham gia nuôi cá vẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao, không những xóa đói giảm nghèo mà con giúp hàng chục hộ nuôi có đời sống khấm khá hơn.

Ông Châu Ngọc Phi, Trưởng phòng Thủy sản (Trung tâm Khuyến Nông lâm ngư) cho biết: “Cá vẩu thuộc họ cá chim trắng, có giá trị kinh tế cao. Để nhân rộng mô hình nuôi cá vẩu lồng, cần phải có thời gian và chiến lược lâu dài, bởi hiện nay nguồn giống chưa chủ động được, đầu ra phụ thuộc vào thương lái. Trung tâm đang có kế hoạch nghiên cứu và đưa vào nuôi thử nghiệm giống cá chim có đặc tính tương tự cá vẩu nhưng có khả năng sinh sản. Nếu thành công sẽ giúp người dân chủ động hơn về mặt con giống, từ đó giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi”.

Để nghề nuôi cá vẩu phát triển bền vững và hiệu quả, ngành thủy sản cần hỗ trợ cho người nuôi về kỹ thuật, như: cải tạo lồng nuôi, cách chọn giống, cho ăn… Chính quyền địa phương khuyến khích bà con không nuôi một đối tượng trên nhiều diện tích, thả nuôi với mật độ vừa phải… tránh ô nhiễm môi trường và đầu ra cho sản phẩm được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các trại sản xuất cá giống cần ứng dụng công nghệ mới và mở rộng sản xuất để có nguồn giống đảm bảo chất lượng cung ứng cho người nuôi.


Related news

Sản Xuất Ethanol Nhiên Liệu Cần Sự Phối Hợp Giữa Doanh Nghiệp Và Nhà Nông Sản Xuất Ethanol Nhiên Liệu Cần Sự Phối Hợp Giữa Doanh Nghiệp Và Nhà Nông

Giải pháp nào để thúc đẩy sản xuất athanol nhiên liệu bền vững? Đó là những nội dung được đem ra bàn thảo tại hội nghị “Xây dựng giải pháp thúc đẩy sản xuất ethanol nhiên liệu bền vững” được Bộ NN&PTNT tổ chức vào sáng 21.10 tại Nhà máy Sản xuất Bio-Ethanol nhiên liệu Dung Quất.

Wednesday. October 22nd, 2014
Tỷ Phú Rừng Trồng FSC Tỷ Phú Rừng Trồng FSC

Ông Hoàng Đức Doanh, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị cho biết, bình quân mỗi năm diện tích rừng trồng mới trên địa bàn tỉnh đạt 5.000 ha. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác bảo vệ và trồng mới rừng, tỉnh Quảng Trị đã chú trọng phát triển lâm nghiệp bền vững.

Wednesday. October 22nd, 2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Kinh Tế Tổng Hợp Hiệu Quả Từ Mô Hình Kinh Tế Tổng Hợp

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện, ở Gio Linh (Quảng Trị) hiện có gần 100 trang trại, gia trại ở vùng gò đồi gồm các xã như Gio An, Gio Hoà, Hải Thái, Linh Hải…Đây là những trang trại cao su, lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Điều quan trọng là đã hình thành nên những vùng sản xuất hàng hoá mang tính tập trung nhằm khai thác hết tiềm năng lợi thế vùng gò đồi.

Wednesday. October 22nd, 2014
Kinh Tế Gò Đồi, Mũi Đột Phá Chiến Lược Ở Vùng Tây Gio Linh Kinh Tế Gò Đồi, Mũi Đột Phá Chiến Lược Ở Vùng Tây Gio Linh

Vùng gò đồi, miền núi phía Tây của huyện Gio Linh (Quảng Trị) có tổng diện tích tự nhiên 34.336 ha, chiếm 78% diện tích của toàn huyện. Với lợi thế đất đai, phần lớn là đồi núi, có đất đỏ ba dan, Feralit, thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày và những mô hình kinh tế vườn rừng, vườn đồi, trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Wednesday. October 22nd, 2014
Gio An Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Đa Dạng Và Bền Vững Gio An Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Đa Dạng Và Bền Vững

Xã đã tiến hành khảo sát, thống kê về diện tích đất đai, điều kiện tự nhiên và những khó khăn, thuận lợi, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH phù hợp với thực tiễn địa phương, đưa ra các chương trình hành động cụ thể để khai thác các tiềm năng, thế mạnh sẵn có ở vùng gò đồi.

Wednesday. October 22nd, 2014