Nuôi cá nâu trong ao đất sử dụng rong bún làm thức ăn - Tình hình nuôi
Tình hình nuôi
Do tính thích nghi rộng muối và ăn tạp nên cá nâu được xem là đối tượng nuôi phù hợp với người dân ở các vùng cửa sông, ven biển, đặc biệt là nuôi ghép trong ao tôm.
Cá có thể nuôi đơn (5 – 7 con/m2) hoặc nuôi ghép với các loài khác như cua, cá, đặc biệt là tôm (1 – 2 con/m2), sử dụng thức ăn tự chế và công nghiệp.
Sau 5 – 6 tháng nuôi, cá đạt cỡ 300 g/con năng suất ước đạt 5 – 6 tấn/ha (nuôi đơn) và 1 – 2 tấn/ha (nuôi ghép).
Với giá bán thương phẩm (200 – 300 g/con) 150.000 – 250.000 đồng/kg có thể mang lại lợi nhuận cho người dân 300 – 400 triệu/ha.
Nguồn cung cấp giống cá nâu những năm về trước chủ yếu dựa vào tự nhiên.
Trong 4 năm trở lại đây cá nâu đã được nghiên cứu và sinh sản nhân tạo tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Trường Đại học Cần Thơ và một vài cơ sở sản xuất giống cá biển.
Tuy nhiên, số lượng cá giống sản xuất ra vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi của người dân ở các địa phương;
Đây là vấn đề cần khắc phục của các đơn vị này, nhằm giảm áp lực khai thác nguồn giống ngoài tự nhiên.
Related news
Hiện nay người dân đã bắt đầu chú trọng đến các mô hình nuôi cá nâu, đặc biệt là các mô hình nuôi cá nâu trong ao nuôi tôm ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau được nhiều người dân quan tâm tìm hiểu.
Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Ngọc Hải, Lý Văn Khánh và Trần Thị Thanh Hiền, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu sử dụng rong bún (Enteromorpha sp.) làm thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus).
Nuôi cá nâu trong ao đất sử dụng rong bún làm thức ăn - Đặc điểm sinh học