Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lồng, Bè Phát Triển Tại Tuyên Quang

Nuôi Cá Lồng, Bè Phát Triển Tại Tuyên Quang
Publish date: Tuesday. December 6th, 2011

Tuyên Quang có gần 12.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó có 8000 ha hồ thủy điện Na Hang có thể nuôi cá lồng, bè và nuôi cá eo nghách. Ngoài ra Tuyên Quang còn có hàng trăm km sông, suối chảy qua địa bàn tỉnh có thể tận dụng để phát triển nuôi thủy sản, 698 ha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả có thể chuyển đổi sang nuôi thủy sản hoặc nuôi 1 vụ lúa, 1 vụ cá.

Trong những năm qua được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh phong trào nuôi trồng thủy sản của tỉnh Tuyên Quang đã phát triển rất nhanh, sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2010 tăng gấp 2,2 lần so với năm 2005, các cơ sở sản xuất giống của tỉnh đáp ứng 57% nhu cầu con giống có chất lượng cho đồng bào trong tỉnh, cơ sơ vật chất của các trại cá đang từng bước được nâng cấp.

Năm 2010 Tuyên Quang có 749 lồng cá được nuôi trên sông, hồ. Dự kiến đến 2015, Tuyên Quang phát triển trên 1000 lồng với sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 6000 tấn.

Hiện nay phong trào nuôi trồng thủy sản lồng, bè của Tuyên Quang đang có sự dịch chuyển đến những lưu vực lớn có nước sạch hơn, ít ô nhiễm hơn và đặc biệt có thể tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, không manh mún nhỏ lẻ như nuôi ao hồ nhỏ. Lấy ví dụ điển hình ở Hải Dương, 6 gia đình đã dời làng, dời ao ra nuôi cá lồng, bè trên sông Kinh Thày và có hộ lãi trên 1 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên việc nuôi bền vững và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng.

Hiện nay nông dân vẫn nuôi tự phát, chưa tuân thủ quy trình GAP, chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm. Vị trí đặt lồng phải đảm bảo khoảng cách an toàn. Số lượng lồng bè nuôi trên sông phải được các cơ quan chuyên môn tính toán cho phép. Vì vậy, việc phát triển nuôi cá lồng, bè ở hồ Na Hang cần được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo tỉnh bởi đây là chìa khóa để giải bài toán hóc búa trong việc phát huy hiệu quả tiềm năng mặt nước của tất cá các hồ chứa hiện nay.


Related news

Rầy Nâu, Bệnh Vàng Lùn – Lùn Xoắn Lá Hại Lúa Rầy Nâu, Bệnh Vàng Lùn – Lùn Xoắn Lá Hại Lúa

Theo kết quả theo dõi, rầy nâu trưởng thành vào đèn trên địa bàn TP đã ghi nhận từ đêm 09/08/2011 đến 14/08/2011 mật số rầy vào đèn khá cao, 12.460 con/bẫy/đêm ở Nhật Tân – Bình Chánh, bằng ½ cùng kỳ năm 2010 (24.600 con/bẫy/đêm)

Tuesday. August 23rd, 2011
Mô Hình VAC Mới Thu Lãi Cao Mô Hình VAC Mới Thu Lãi Cao

Mặc dù đã bước qua tuổi 70, nhưng ông Lê Đình Xuân ở Khánh Hòa đã nghiên cứu và xây dựng được mô hình VAC (vườn, ao, chuồng) mới rất hiệu quả: Trồng xoài - thả cá - nuôi lợn rừng.

Thursday. June 21st, 2012
Mô Hình Tôm – Muối Ở HTX Thanh Phong Mô Hình Tôm – Muối Ở HTX Thanh Phong

Đưa chúng tôi đến tận chân đê bao, ông Nguyễn Văn Khâm - Chủ tịch HTX Thanh Phong (xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận) tỏ vẻ phấn khởi khi nói về mô hình muối - tôm

Thursday. June 21st, 2012
Quý Hiếm Như Cá Lăng Chấm Quý Hiếm Như Cá Lăng Chấm

Cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus) là loài cá quý hiếm hoang dã sống trên hệ thống sông Hồng. Thịt cá mềm, thơm ngon, ít xương dăm, giàu chất dinh dưỡng, được liệt vào hàng đặc sản. Cá lăng chấm sống ở những vùng nước sạch, có dòng chảy nhẹ. Hiện nay, cá lăng chấm bị khai thác rất mạnh đến mức cạn kiệt

Tuesday. September 6th, 2011
Cải Tạo Đất Bằng Cây Lạc Dại Cải Tạo Đất Bằng Cây Lạc Dại

Theo Viện trưởng Lê Quốc Doanh thì lạc dại (Arachis pintoi) là cây họ đậu thuộc loại thân bò, sinh trưởng vô hạn, hoa có màu vàng tươi, hạt nhỏ (8-12mm x 4-6mm), màu nâu nhạt, rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm từ nitơ khí trời rất tốt. Lạc dại dễ trồng, sinh trưởng, phát triển nhanh, có thể thích ứng với nhiều loại đất từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển.

Sunday. July 15th, 2012