Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hành Tây Bán Rẻ Cũng Không Mua

Hành Tây Bán Rẻ Cũng Không Mua
Publish date: Friday. February 24th, 2012

Từ nhiều năm nay, hành tây là cây trồng chủ lực của xã Hưng Đạo. Cứ mỗi vụ thu hoạch, các thương lái trong xã, trong huyện và khắp nơi đến thu mua mang đi tiêu thụ ở miền Trung, miền Nam, thậm chí còn XK. Dạo quanh các thôn Xuân Nẻo, Ô Mễ - "thủ phủ" của cây hành tây, đập vào mắt chúng tôi là cảnh đường làng ngõ xóm hành tây vứt lăn lóc khắp nơi bốc mùi hôi thối. Trong các sân, thềm nhà, hiên bếp..., hành tây chất đống mọc mầm dài cả gang tay.

 Theo người dân thôn Xuân Nẻo, so với vụ đông các năm trước thì vụ đông năm nay, giá hành tây rớt giá chưa từng thấy. Vụ trước củ lớn, củ nhỏ đều bán với giá 7 - 9.000 đồng/kg. Với năng suất từ 1 - 1,5 tấn/sào, tính ra mỗi sào hành thu gần 10 triệu đồng. Hiện thời điểm này, giá mỗi kg hành chỉ có 2.000 đồng loại 1, còn loại 2, loại 3 thì thương lái không đoái hoài. Bởi thế, hàng chục tấn hành tây của bà con thu hoạch xong không bán được vứt đầy ngoài ruộng. Với giá này, mỗi sào hành tây tính ra lỗ 2 triệu đồng (năng suất năm nay chỉ đạt 5 - 7 tạ/sào).
Chị Nguyễn Thị Thoa, thôn Xuân Nẻo, trồng 9 sào hành tây cho biết: Vào thời điểm tháng 8, tháng 9, hành tây bị ảnh hưởng bởi nắng nóng, hành bị tụt củ. Sang tháng 10, tháng 11, mưa nhiều hành tây bị thối củ, củ còn lại thì xấu, nhỏ. “Gia đình tôi bỏ ra gần 30 triệu đồng trồng 9 sào. Năng suất đạt từ 5 - 7 tạ/sào. Trong đó thương lái mua chọn từng củ một. Trăm củ đều, đẹp như nhau mới mua với giá 2.000 đồng/kg. Còn hành tây loại 2, loại 3 (chiếm 30 - 40%) không bán được nên mọi người vứt đầy ngoài ruộng. Nhìn vào đống hành tây hơn 1 tấn để ở trước hiên nhà đã mọc mầm, bà Nguyễn Thị Hoa, thôn Xuân Nẻo, chua xót: “Hành tây thu về nhưng không có chỗ bảo quản, chỉ trong thời gian ngắn đua nhau mọc mầm”.
Đồng cảnh ngộ với người dân Hưng Đạo, xã Ngọc Kỳ trồng khoảng 10 ha hành tây cũng rơi vào thảm cảnh. Sản lượng năm nay bằng một nửa năm ngoái, mẫu mã không đẹp. Chị Nguyễn Thị Hồng, thôn Tứ Kỳ Thượng, trồng 2 sào thu được 1,2 tấn, bán cho thương lái được 5 tạ với giá 2.000 đồng/kg. Chị Hồng thở dài: “Còn 8 tạ nhưng gọi mãi không thấy thương lái đến mua. Họ bảo, hành tây năm nay xấu, củ nhỏ nên không tiêu thụ được. Vụ này, gia đình tôi đầu tư 6 triệu đồng chưa tính công chăm sóc. Số hành tây này cũng không biết dùng để làm gì, đổ đi thì phí lắm nên mỗi ngày tôi chở ra chợ bán được chừng nào hay chừng đó, kiếm thêm ít tiền nhằm đầu tư vụ mới”.
Tuy vụ hành tây năm nay mất mùa, mất giá, song khi được hỏi vụ đông năm sau thế nào? Bà con nông dân các xã nói trên đều có chung câu trả lời: Biết làm sao nữa! Không trồng hành tây thì biết làm gì. Là nông dân chúng tôi quen với cảnh mất mùa, rớt giá, chỉ mong sao Nhà nước có những chính sách phù hợp và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm giúp nông dân....
Theo các thương lái thu mua hành tây ở xã Hưng Đạo, nguyên nhân dẫn đến giá thấp như vậy là hành tây Tứ Kỳ không cạnh tranh nổi hành tây NK từ Trung Quốc. Hành tây Trung Quốc mẫu mã đẹp, giá phải chăng nên chiếm lĩnh thị trường...Ngoài cây hành tây, xã Hưng Đạo còn là nơi trồng rau lớn nhất huyện Tứ Kỳ, tập trung ở thôn Ô Mễ. So với hành tây thì rau xanh có vẻ sáng sủa hơn. Tuy giá cả năm nay không bằng các năm trước, song còn tiêu thụ được, không đến nỗi đổ đi như hành tây.
Theo ông Nguyễn Văn Khuông, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tứ Kỳ, Hải Dương: Vụ đông năm 2011-2012, huyện Tứ Kỳ gieo trồng  2.300 ha cây vụ đông các loại, trong đó diện tích hành tây 300ha, tập trung ở các xã Hưng Đạo, Ngọc Kỳ, Nguyên Giáp, Văn Tố… Đến nay cây vụ đông trên địa bàn huyện đã thu hoạch xong nhưng giá bán rất thấp. Thê thảm nhất là cây hành tây, thất bại hoàn toàn. Mặc dù giá rẻ nhưng bà con cố gắng thu hoạch để lấy đất sản xuất vụ mới. Hành tây loại đẹp còn nhúc nhắc bán được,  loại 2, loại 3, không ai mua người dân vứt đầy ngoài đồng. 


Related news

Thoát Nghèo Nhờ Mô Hình Vườn Đồi Trên Vùng Đất Tái Định Cư Thoát Nghèo Nhờ Mô Hình Vườn Đồi Trên Vùng Đất Tái Định Cư

Ông Lò Văn Giảng người dân tộc Thái 66 tuổi bản Tạo Xen, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay do gia đình quá nghèo khó, ông luôn trăn trở làm sao để có thêm thu nhập giảm bớt khó khăn cho gia đình, sau nhiều năm suy nghĩ làm gì để có nguồn thu, ông quyết định làm trang trại vườn rừng nơi vùng đất tái định cư thị xã Mường Lay.

Friday. June 21st, 2013
Qua Khảo Sát Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Còn Nhiều Bất Cập Về Kỹ Thuật Và Môi Trường Qua Khảo Sát Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Còn Nhiều Bất Cập Về Kỹ Thuật Và Môi Trường

Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.

Friday. June 21st, 2013
Ra Tù Làm... Ông Chủ Ra Tù Làm... Ông Chủ

Được đặc xá ra tù, Trần Văn Dương (SN 1965, xã Đức Long, Đức Thọ, Hà Tĩnh) lăn lộn học hỏi kinh nghiệm làm trang trại. Sau gần chục năm tích lũy kinh nghiệm anh về quê lập nghiệp, đến nay trang trại của anh có thu nhập tiền tỷ.

Saturday. June 22nd, 2013
Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành (Long An) thả hơn 3.400 ha tôm thẻ, tôm chân trắng; trong đó đã có 40% diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng chết. Nhiều hộ mới vừa thả con giống được 15 - 20 ngày, tôm bị sốc nước chết, nên tháo xả ra sông gây thiệt hại không nhỏ.

Tuesday. March 5th, 2013
Vào Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau Trên Sông Vàm Nao Ở An Giang Vào Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau Trên Sông Vàm Nao Ở An Giang

Ấp Bình Thới và Bình Thiện (xã Bình Thủy, huyện Châu Phú - An Giang) hiện có gần 20 hộ làm nghề đánh bắt cá bông lau. Chị Bùi Thị Dành (ngụ ấp Bình Thới), có hơn 30 năm trong nghề đánh bắt cá bông lau cho biết, hiện trên sông Vàm Nao, người dân đánh bắt cá bông lau bằng cách dùng lưới đăng (hay còn gọi là lưới ngầm) và lưới thả dùng đánh bắt vào ban đêm. Từ đầu mùa đánh bắt đến nay, chị Dành đã bắt được 9 con cá bông lau, mỗi con nặng từ 3 - 8kg; giá bán cho thương lái thời điểm đầu mùa từ 160 - 180 ngàn đồng/kg, còn hiện tại khoảng 120 ngàn đồng/kg.

Thursday. March 7th, 2013