Nuôi cá lóc đầu nhím trong ao đất hiệu quả cao

Điển hình như hộ ông Trương Công Đạt (ấp Long Hải, thị trấn Phước Long) được Trung tâm hỗ trợ 6.000 con cá lóc đầu nhím. Ông Đạt đầu tư cải tạo 400m2 ao nuôi, sau hơn 5 tháng, cá đạt trọng lượng 400g/con, tỷ lệ sống trên 85%.
Ông Đạt cho biết, khi cá còn nhỏ thì ông thả nuôi trong mùng lưới để tiện chăm sóc, nhất là cho ăn và theo dõi sự phát triển của cá. Khi cá đạt trọng lượng từ 50 - 70g/con thì đưa ra ao lớn để cá sinh trưởng. Ngoài thức ăn công nghiệp, ông Đạt tận dụng cá phi và các loại cá khác để cho ăn bổ sung. Cách nuôi như vậy không những giảm chi phí mà cá lại lớn nhanh. Cuối vụ thu hoạch, trừ các khoản chi phí, ông Đạt lãi trên 10 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Kim Hồng, Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao KH-CN huyện Phước Long, nhận xét: “Qua kết quả triển khai thực hiện thử nghiệm đề tài cho thấy, mô hình nuôi cá lóc đầu nhím trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp cho hiệu quả khả quan và có khả năng nhân rộng”.
Mô hình nuôi cá lóc đầu nhím dễ thực hiện, lại phù hợp với những hộ ít đất sản xuất. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành chức năng, để phát huy hiệu quả của mô hình, bà con nông dân cần chọn thời điểm nuôi thích hợp để có lợi nhuận cao, nhất là phải tìm hiểu đầu ra sản phẩm và giá cả thị trường.
Related news

Trong quá trình thực hiện, cần quan tâm hướng dẫn các địa phương chuẩn bị nguồn cá tra giống đảm bảo yêu cầu về chất lượng; tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tham gia quy trình chăn nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn VietGAP; cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các hộ thả nuôi trong vùng quy hoạch; đăng ký sản lượng sát với tình hình thực tế…

Theo Báo cáo đề xuất Chương trình mục tiêu phát triển thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu đến năm 2020, tổng sản lượng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn (sản lượng khai thác thủy sản chiếm khoảng 65 - 70%). Giá trị XK thủy sản đạt 11 tỷ USD. Tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 33,3% trong GDP nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7 - 8%/ năm. Thu nhập bình quân đầu người của lao động cao gấp 3 lần hiện nay.

Anh Dương Tấn Văn, thôn Tiên Du 1, xã Ninh Phú cho biết, nuôi tôm xen canh cua không tốn kém nhiều chi phí, mà chủ yếu là tiền mua cua giống. Sau khi thả tôm nuôi một thời gian là có thể thả xen cua giống, theo dõi chăm sóc đến cuối vụ là có cua cho thu hoạch.

Chị Phạm Ngọc Ánh, ấp Hố Gùi, xã Tam Giang Ðông, huyện Năm Căn, cho biết: “Trước đây chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc nuôi tôm dưới tán rừng, ít chú trọng công tác trồng và bảo vệ rừng nên tôm nuôi thường xuyên bị dịch bệnh chết. Từ khi thực hiện mô hình nuôi tôm kết hợp trồng rừng, tôm nuôi cho thu hoạch cao”.

Ngư dân huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) đang trúng đậm cua giống và cá kèo giống. Nhiều ngư dân cho biết, năm nay số lượng cá kèo giống và cua giống nhiều hơn những năm trước. Đồng thời, bà con còn bán được giá cao.