Home / Cá nước ngọt / Cá lăng

Nuôi Cá Lăng Nha Trong Lồng Bè

Nuôi Cá Lăng Nha Trong Lồng Bè
Publish date: Tuesday. December 24th, 2013

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước châu Á, đặc biệt là các nước thuộc vùng châu thổ sông Mê Kông.

Ở nước ta cá lăng nha thích hợp với khu vực ĐBSCL, nơi được hưởng nguồn nước ngọt của sông Tiền và sông Hậu. Cá lăng nha có thịt trắng chắc, ít xương dăm, mùi vị thơm ngon. Hiện nay cá lăng nha thương phẩm có giá từ 120.000-150.000 đ/kg.

Trước đây loài cá này chỉ được đánh bắt trong tự nhiên. Hiện nay, Trung tâm giống thủy sản An Giang đã cho sinh sản thành công nhân tạo cá lăng nha, vì vậy nguồn giống nuôi chủ yếu là từ sinh sản nhân tạo.

Môi trường nước thích hợp cho cá lăng là: pH từ 6-8 (thích hợp nhất là 6,5-7,5), ô xy hòa tan trên 3 mg/lít, độ mặn từ 0-50%o, hàm lượng NH3 dưới 0,01 mg/lít. Cá lăng nha có thể nuôi trong ao, trong lồng bè. Chúng tôi xin giới thiệu kinh nghiệm nuôi cá lăng nha trong lồng bè của một số người nuôi cá thành công.

1. Làm lồng nuôi cá: Tuỳ theo khả năng kinh tế của mỗi người mà có thể làm lồng có kích thước to hoặc nhỏ khác nhau, thể tích tối thiểu của bè là 10m3, độ sâu mực nước trong lồng phải đạt 2m. Lồng cần có mái che để che mát cho bè. Dùng bó tre hoặc thùng phuy làm phao để giảm độ chao lắc của bè, nên đặt lồng ở nơi có nước chảy vừa phải, không quá mạnh.

Phía dưới của bè cần đổ một lớp đất sét mềm khoảng 10-15 cm để cho cá chui rúc khi động, đất sét được khử trùng bằng vôi và muối, liều lượng là 10kg đất trộn với 100-150gr muối và 50-100gr vôi bột.

2. Cá giống: Cần biết rõ nguồn cá giống. Nên mua cá giống ở những nơi bán có uy tín. Cá giống tốt là cá không mất nhớt, đuôi và râu không bạc màu, đồng cỡ, cá bơi lội khỏe, cỡ cá thả khoảng 5-7cm, trọng lượng 30 con/kg.

3. Chăm sóc: Cần làm sàn ăn cho cá, cách làm này sẽ quản lý được lượng thức ăn và nắm được sức tăng trọng của cá. Liều lượng mồi cho ăn hằng ngày bằng 5-7% trọng lượng cơ thể cá. Thức ăn của cá là cá tạp xay nhỏ hoặc cắt khúc vừa miệng cho cá ăn. Thức ăn tự chế gồm 50% cám + 50% cá tạp xay nhỏ, ép thành viên cho cá ăn. Cần cho cá ăn thêm thức ăn công nghiệp để bổ sung hàm lượng đạm. Một ngày cho cá ăn 3 lần vào lúc sáng, chiều và tối.

Lượng thức ăn buổi tối khoảng 40-50% tổng lượng thức ăn trong ngày. Trong quá trình cho ăn cần quan sát lượng mồi thừa thiếu trong sàn mà điều chỉnh tăng hay giảm lượng thức ăn cho mỗi ngày. Cần đưa ra khỏi bè cá thức ăn còn dư để tránh ô nhiễm môi trường nuôi cá. Đầu mùa dịch bệnh, khoảng tháng 10, 11 cần thêm vào thức ăn vitamin C với lượng 5 mg/100 kg cá.

4. Phòng và trị bệnh: Thường xuyên kiểm tra, gia cố bè thật chắc trước và sau khi thả cá. Dùng BKS hoặc Sanmolt F phun vào bè để diệt mầm bệnh. Đặt bè nơi ít sóng gió, tốc độ nước chảy nhẹ, thuận lợi cho việc vận chuyển cá và thức ăn. Trước khi thả cá cần tắm cho cá bằng dung dịch muối ăn 2-3%o.

Thường xuyên theo dõi hoạt động ăn của cá, nhất là lúc nước đứng để có biện pháp xử lý kịp thời. Phòng bệnh bằng cách treo các túi vôi ở đầu bè, khoảng 15-20 ngày phun khử trùng bè một lần bằng BKS (phun trực tiếp xuống bè).


Related news

Kỷ Thuật Nuôi Cá Lăng Vàng Kỷ Thuật Nuôi Cá Lăng Vàng

Cá lăng vàng (lăng nghệ) là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ nhẹ thuộc miền đông và đồng bằng sông cửu long. Đây là một trong những loài cá bản địa có thịt thơm ngon và bổ dưỡng. Hiện nay, cũng như các loài cá bản địa khác, cá lăng vàng ngày càng bị khai thác nghiêm trọng nên sản lượng cá tự nhiên ngày một giàm thấp. Do đó, giá cá thịt cá lăng ngày càng cao. Vì vậy, nghề nuôi cá lăng vàng trong ao đất hứa hẹn nhiều thuận lợi về mặt kinh tế. Để nuôi cá lăng vàng đạt hiệu quả như mong muốn, người nuôi có thể áp dụng một trong hai hình thức nuôi: nuôi thâm canh hoặc nuôi bán thâm canh. Dù là hình thức nuôi nào, nười nuôi cũng nên thực hiện đúng các biện pháp Kỷ thuật để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thursday. November 22nd, 2012
Bảy Biện Pháp Phòng Bệnh Cho Cá Lăng Bảy Biện Pháp Phòng Bệnh Cho Cá Lăng

Việc kiểm tra tốc độ sinh trưởng cũng như sức khỏe của cá để phát hiện bệnh dịch là rất khó khăn. Vậy để nuôi cá đạt hiệu quả tốt, ngoài việc thực hiện đúng kỹ thuật nuôi, người nuôi còn phải theo dõi hoạt động của cá để phát hiện bệnh dịch, kịp thời có biện pháp điều trị thích hợp.

Wednesday. December 5th, 2012
Phòng Bệnh Cho Cá Sau Mùa Lũ Phòng Bệnh Cho Cá Sau Mùa Lũ

Sau mùa lũ, nhiều công trình cơ sở hạ tầng của ngành thủy sản như cống, đập, bờ bao, ao đầm, lồng bè nuôi trồng thủy sản bị phá hủy. Lũ lụt còn làm cho các ao đầm tụ bùn, phù sa, mùn bã, rác và các chất thải khác; làm ô nhiễm nguồn nước và tiềm ẩn các mầm bệnh đối với cá nuôi. Vì vậy, để khôi phục sản xuất thủy sản ở vùng ngập lụt, cần cải tạo môi trường ao đầm, kiểm tra chặt chẽ đàn cá nuôi và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa các bệnh cho cá nuôi.

Wednesday. December 5th, 2012
Kỷ Thuật Nuôi Cá Lăng Chấm Kỷ Thuật Nuôi Cá Lăng Chấm

Để nuối cá lăng chấm đạt hiệu quả, có thể áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh trong ao hoặc trong bè. Tuy nhiên, nuôi trong bè thì cá lớn nhanh hơn.

Thursday. November 22nd, 2012
Biện Pháp Kỹ Thuật Để Hạn Chế & Khắc Phục Bệnh Cá Trong Giai Đoạn Chuyển Mùa Biện Pháp Kỹ Thuật Để Hạn Chế & Khắc Phục Bệnh Cá Trong Giai Đoạn Chuyển Mùa

Với xu hướng thâm canh hóa trong nghề nuôi cá thì bệnh cá xảy ra trong quá trình nuôi, nhất là vào gia đoạn chuyển mùa, là điều khó tránh khỏi và nó cũng đã gây ra nhiều tổn thất cho người nuôi. Tuy nhiên, nếu người nuôi tuân thủ một số yêu cầu kỹ thuật sau đây sẽ góp phần hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra do cá bệnh.

Wednesday. December 5th, 2012