Nuôi Cá Chim Trắng Đạt Năng Suất 8,2/Tấn
Cá chim trắng lần đầu tiên được đưa về nuôi tại tỉnh Bình Định năm 2003, do Trung tâm Khuyến ngư tỉnh triển khai tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh. Kết quả năng suất nuôi đạt 8,2 tấn/ha, hiệu quả kinh tế của giống cá mới này đã khẳng định những triển vọng của nghề nuôi cá ở Bình Định.
Mô hình được nuôi tại 2 ao có các điều kiện khác nhau để đối chứng, trên diện tích 1.500m2, trước khi thả giống bà con đã phơi nắng đáy ao 5 ngày, bón vôi cải tạo đáy và dùng phân chuồng 15kg/100m2 để bón lót, sau đó thả cá cỡ lồng 8 với mật độ 4 con/m2. Để gây màu nước cho ao chủ mô hình đã dùng lá giầm và phân chuồng hoai mục, giữ ao ở độ sâu luôn hơn 1m và đảm bảo độ trong suốt từ 40-50cm, cân đối bón vôi đảm bảo độ pH từ 7 – 7,5. Về thức ăn, bà con nuôi chủ yếu bằng hỗn hợp các loại: Ngô, mỳ, khô dầu, cám gạo… riêng giai đoạn đầu có bổ sung thêm một ít đạm động vật. Cho cá ăn mỗi ngày 2 lần, sáng và chiều. Ngoài ra còn bổ sung thêm một ít rau muống, rau lang, băm nhỏ rải đều trên mặt nước. Bà con cho ăn mỗi ngày một lượng thức ăn bằng từ 8 – 10% trọng lượng cơ thể cá (dựa vào kết quả kiểm tra định kỳ hằng tuần).
Kết quả sau 8 tháng nuôi, đánh bắt hoàn toàn năng suất đạt 8,2 tấn/ha, trọng lượng cá đạt ở mức từ 0,7-0,9kg/con, so với các giống khác thì cá chim trắng có độ đồng đều cao. Tại hội thảo đầu bờ tổ chức vào cuối kỳ bà con thống nhất đánh giá mức lãi từ nuôi cá chim trắng đạt 25 triệu/ha, đây là giống cá mặc dù có tầm vóc tối đa không bằng các giống cá: Chép, trôi, mè, trắm cỏ… nhưng nuôi chóng lớn và nhờ chất lượng thịt thơm ngon nên hiệu quả nuôi khá cao, có lúc giá cá chim trắng đạt 18.000đ/kg tại Bình Định, trong khi các giống cá nước ngọt ở cùng thời điểm chỉ đạt bình quân 10.000đ/kg.
Qua thực tế nuôi cho thấy, giống cá này có nhiều ưu điểm, nổi bật nhất là khả năng ăn tạp, từ các loài động vật phù du như tép, giun… đến các loài rau, bèo, tảo… cả các loài động – thực vật nguyên sinh có sẵn trong môi trường ao nuôi. Cá rất nhanh lớn, nhất là giai đoạn đầu, nếu ao nuôi gắn liền với nguồn nước chủ động thì cá phát triển rất nhanh, đáy ao dù là đất thịt hay cát pha thịt đều có thể nuôi được giống cá này. Với ngưỡng nhiệt độ từ 24 – 320C là lý tưởng nhất để cá chim trắng phát triển. Song do khả năng chịu rét kém nên thời gian thả giống hợp lý nhất là vào thời điểm sau Tết âm lịch và thu hoạch vào khoảng tháng 10, 11 hằng năm. Trong quá trình nuôi bà con có thể tiến hành bắt tỉa để đảm bảo độ đồng đều cho số cá còn lại trong ao, cỡ cá bắt tỉa hợp lý nhất là những con nặng hơn 0,7kg.
Related news
Vụ lúa thu đông này xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự xuống giống gần 1.200ha lúa và hoa màu, là một trong những địa phương có diện tích lúa thu đông nhiều nhất của huyện. Tuy nhiên, đây cũng là xã thường xuyên chịu ảnh hưởng của sạt lở vào mùa lũ. Do vậy mọi công tác bảo vệ sản xuất đang được xã tập trung.
Theo Cục Thống kê tỉnh, tháng 8 sản xuất công nghiệp của tỉnh có mức tăng trưởng không cao, do các doanh nghiệp trong tỉnh vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm.
Hiện UBND huyện Lấp Vò cũng đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các địa phương đẩy mạnh công tác gia cố đê bao, bảo vệ ăn chắc trên 10.000ha lúa vụ thu đông đang giai đoạn đòng trổ, dự kiến sẽ thu hoạch dứt điểm vào cuối tháng 8 âm lịch.
Các đơn vị hữu quan khẩn trương rà soát và di dời những hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn; thường xuyên bám sát địa bàn, theo dõi chặt chẽ tình hình để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn tại địa phương.
Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Tháp, lứa rầy cám mới sẽ nở rộ từ ngày 22 - 31/8 gây hại trên trà lúa đẻ nhánh - làm đòng chủ yếu ở mức nhẹ, trung bình; cục bộ một số diện tích có thể nhiễm nặng do có nhiều lứa rầy gối nhau, tích lũy mật số từ đầu vụ.