Home / Tin tức / Tin thủy sản

Nuôi ba ba trơn lãi ròng 100 triệu đồng/năm

Nuôi ba ba trơn lãi ròng 100 triệu đồng/năm
Author: Anh Tuấn – Phan Hiền
Publish date: Monday. June 13th, 2016

Năm 2004, anh Trần Trọng Nhị đã mạnh dạn “khăn gói” vào tận các trang trại nuôi ba ba ở Hà Tĩnh để thăm quan, học hỏi và nắm bắt khoa học kỹ thuật. Trở về tận dụng có sẵn nguồn nước nông giang kênh N2 gần nhà, anh quy hoạch thuê máy múc đào và xây dựng hệ thống ao (diện tích ao từ 200 – 300m2) kiên cố có hệ thống dẫn nước một cách khoa học và mua gần 1.000 con ba ba trơn giống về nuôi. Sau hai năm, anh xuất bán thu về gần 300 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư con giống, thức ăn, lãi khoảng 50 triệu đồng.

Thấy hiệu quả, gia đình anh Nhị đã tiếp tục duy trì số lượng và quy mô ao nuôi cho đến nay. Anh chia sẻ: Nghề nuôi ba ba không vất vả, nhưng phải có tính kiên trì, nhẫn nại vì mỗi lứa sau hai năm mới có thu hoạch. Tuy nhiên, giá cả thị trường ổn định nên cho hiệu quả kinh tế khá.


Anh Trần Trọng Nhị cho biết: Để nuôi được giống ba ba trơn phải chú ý xây kè kiên cố, độ sâu từ 80- 90cm, thay nước thường xuyên ít nhất mỗi tuần một lần, điều quan trọng là phải xử lý sạch sẽ ao trước khi nuôi, chú trọng phòng bệnh nấm.

Ba ba trơn dễ nuôi, ít dịch bệnh, để thành công thì người nuôi phải hiểu rõ về chúng, trong đó phải chú ý đến nguồn nước và kỹ thuật cho ba ba ăn rất quan trọng.

Người nuôi cần xây kè kiên cố, độ sâu từ 80- 90cm, thay nước thường xuyên ít nhất mỗi tuần một lần, điều quan trọng là phải xử lý sạch sẽ ao trước khi nuôi, chú trọng phòng bệnh nấm trên ba ba.

Rút kinh nghiệm trong chăn nuôi và tìm hiểu thêm qua sách báo, tài liệu, hơn 2 năm nay, anh Trần Trọng Nhị đã chủ động tự túc được nguồn giống, giảm chi phí đáng kể trong chăn nuôi. Cứ sau 1 năm kể từ ngày ấp nở, phải tách giống đực và cái ra các ao riêng để chúng không cắn nhau. Khi ba ba vào giai đoạn sinh sản, phối hợp nuôi 1 đực 3 cái, dành bể riêng bể có phủ cát dày 20 - 30cm để ba ba bò lên đẻ trứng, chú ý thăm nom thường xuyên để kiểm tra độ ẩm hợp lý, tránh trứng bị thối khi ấp nở.

Nhờ có kinh nghiệm và tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật, tỷ lệ trứng nở trong ao cạn của gia đình anh luôn đạt 80%, mỗi con như thế sinh sản khoảng 70 quả trứng/năm và mùa ấp nở nhân giống thích hợp nhất là vào tháng 3 và tháng 4 âm lịch hàng năm.


Trứng ba ba

Theo anh Nhị, ba ba ăn các loại cá tạp, ốc nhưng thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn và bắt buộc phải xay nhỏ, tạo viên nén để thả xuống ao.

Mỗi ngày ba ba ăn khoảng 6 - 7kg cá tươi. Đặc biệt, ba ba ăn nhiều khi trời nóng, ăn ít khi trời mát, trời rét chúng không ăn gì. Hiện tại trên 500 m2 với 4 ao kiên cố, anh Nhị nuôi gần 1.000 con ba ba, con nhỏ 1 vài lạng, con lớn xấp xỉ 1kg. Mỗi con từ khi nở đến khi bán mất gần 2 năm.

Anh Trần Trọng Nhị hạch toán: ba ba trơn có hình thái đẹp, nhanh lớn, chất lượng thịt thơm ngon nên thị trường rất ưa chuộng, giá cả dao động từ 350 – 450 ngàn đồng/kg, với số lượng trên, mỗi năm nuôi thu về lãi ròng khoảng 100 triệu đồng. Hiện tại, lại tự túc được nguồn giống nên lãi tăng thêm từ 15 – 20%. Anh đang tiếp tục quy hoạch, mở rộng diện tích lên ao nuôi lên khoảng 1.000m2 để nuôi và có thể cung cấp con giống cho bà con, ai có nhu cầu.


Anh Nhị kiểm tra trứng ba ba

Anh Nguyễn Công Định - Ban nông nghiệp xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành cho biết: Mô hình nuôi ba ba của anh Trần Trọng Nhị là một trong những mô hình làm ăn có hiệu quả ở xã Vĩnh Thành.

Nghề này ngoài kinh nghiệm, kỹ thuật thì còn đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, nên không phải người nông dân nào cũng có thể làm được. Vì vậy, xã thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho các hộ, nhất là bà con có sự mạnh dạn, táo bạo trong chăn nuôi và được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để làm giàu chính đáng.


Related news

Phát triển bền vững nghề nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long Phát triển bền vững nghề nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long

Trong vòng 10 năm, diện tích nuôi tôm ở ĐBSCL tăng hơn gấp hai lần, trong khi thiếu quy hoạch, đầu tư hệ thống thủy lợi, kiểm soát dịch bệnh… khiến cho nghề nuôi tôm đối mặt nhiều rủi ro. Để nghề nuôi tôm phát triển bền vững cần có chiến lược bài bản, lâu dài.

Monday. June 13th, 2016
Giống thủy sản cung chưa đáp ứng nổi cầu Giống thủy sản cung chưa đáp ứng nổi cầu

Thiếu giống, chất lượng không đảm bảo là một trong những nguyên nhân dẫn đến thủy sản chậm phát triển, thường xuyên xảy ra dịch bệnh gây thiệt hại lớn.

Monday. June 13th, 2016
Thả 120 ngàn con cua giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại huyện Cần Giờ (TP.HCM) Thả 120 ngàn con cua giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại huyện Cần Giờ (TP.HCM)

Sáng ngày 01 tháng 6 năm 2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ (TP.HCM) tổ chức lễ thả giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, hưởng ứng ngày môi trường thế giới (05/6).

Monday. June 13th, 2016