Nông Dân Xã Vĩnh Trạch Đông (Bạc Liêu) Trúng Mùa Hành Tím
Từ khi mô hình trồng hành tím ở xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) được nhân rộng, người trồng có thể thu lợi nhuận gần 150 triệu đồng/ha/năm.
Năm 2014, cây hành tím trúng mùa, được giá đã giúp nhiều người trồng rẫy ăn nên làm ra. Đơn cử như gia đình ông Thạch Kẹt (ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông). Tuy chỉ trồng 4 công hành tím, nhưng gia đình ông đã thu về lợi nhuận hơn 50 triệu đồng.
Ông Thạch Kẹt bày tỏ: “Nếu so sánh với những loại rau màu khác thì trồng hành tím cho thu nhập cao hơn. Chưa có năm nào hành tím bội thu như năm nay. Năng suất bình quân từ 1,1 - 1,3 tấn/công. Không chỉ trúng mùa, hành tím còn trúng giá (từ 17.000 - 19.000 đồng/kg).
Điều đáng nói là hành tím có thể trồng xen với các loại cây trồng khác như: thì là, ngò rí…”. Lợi nhuận từ cây hành tím mở ra cho nông dân ít đất sản xuất có cơ hội làm giàu. Nhiều nông dân cho rằng, trồng hành tím cho năng suất cao mà chi phí lại thấp. Trung bình mỗi công hành tím nông dân chỉ cần đầu tư 3 triệu đồng, trong khi kỹ thuật trồng hành tím tương đối dễ hơn những loại hoa màu khác.
Theo ông Lâm Vĩnh Chân, Phó trưởng Phòng Kinh tế TP. Bạc Liêu: “Quan trọng nhất trong kỹ thuật trồng hành tím chính là khâu chọn giống. Giống được chọn phải khỏe mạnh, sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng. Ngoài ra, bà con cần tập trung ở các khâu chăm sóc như: duy trì đủ nước, bón phân cân đối, thường xuyên theo dõi sâu bệnh…
Hành tím rất thích hợp với vùng đất pha cát của TP. Bạc Liêu, thời gian sinh trưởng ngắn (chỉ hơn 2 tháng) và là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Vì thế nông dân nên nhân rộng mô hình để góp phần tạo nguồn cung rau sạch cho TP. Bạc Liêu”.
Related news
Năm nào cũng vậy, khi mùa mưa đến, dịch bệnh trên tôm lại có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, hiệu quả tôm nuôi. Riêng năm nay dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao hơn khi diện tích tăng quá nhanh trong khi sự trang bị về kiến thức để ứng phó của người nuôi còn quá “mỏng”.
Trước đây, phần lớn những hộ nuôi tôm công nghiệp đều phải đưa điện sinh hoạt vào sản xuất. Do đó, điện áp không ổn định, thường xuyên xảy xa tình trạng cúp điện cục bộ, nhất là vào thời điểm vụ nuôi chính. Bên cạnh đó, tiền điện phải đóng rất cao, có hộ phải đóng đến 40 triệu đồng/tháng.
Năm năm qua, ngoài việc sử dụng khí biogas để làm nguồn thắp sáng, nấu ăn, ông Đoàn Văn Lập ở thôn 3, xã Xuân Phú (Huyện Ea kar, Đắk Lắk) đã tận dụng nước thải biogas để tưới tiêu cho vườn tiêu, không cần sử dụng phân bón nhưng tiêu vẫn phát triển tốt và cho năng suất cao.
Trao đổi với báo giới vào chiều 27-11 tại Hà Nội trước thềm hội nghị về đột phá giống góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, khẳng định, sau khi vượt qua khó khăn, ngành thủy sản đang tiến tới xác lập những kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu trong năm 2014.
Năm 2004, Công ty DONA (ở Đồng Nai) hợp tác với Công ty Cà phê Phước An trồng xen canh 121 cây sầu riêng giống DONA-SR1 của Thái Lan vào vườn cà phê theo mật độ: cây cách cây 9 mét và hàng cách hàng 9 mét. Sau 1 năm, công ty bán lại với giá 100.000 đồng/cây.