Nông dân xả hàng, xuất khẩu càphê của Việt Nam có thể tăng kỷ lục
Tuy nhiên, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), triển vọng sản lượng càphê tăng đáng kể cùng với khả năng nông dân "xả bớt" lượng càphê lưu kho sẽ giúp xuất khẩu càphê của Việt Nam tăng lên mức cao kỷ lục trong niên vụ 2015-2016.
USDA nhận định sau một năm nhiều thách thức đối với các nước xuất khẩu càphê nói chung và Việt Nam nói riêng do giá càphê trên thị trường thế giới giảm mạnh, xuất khẩu càphê của Việt Nam trong niên vụ 2015-2016 sẽ hồi phục mạnh mẽ với mức tăng 30% lên mức cao kỷ lục 28,7 triệu bao (1 bao = 60 kg).
Trước đó, trong niên vụ 2014-2015, xuất khẩu càphê của Việt Nam - nước sản xuất càphê lớn thứ hai thế giới và đứng đầu toàn cầu về xuất khẩu càphê robusta - đã giảm 22% xuống 22 triệu bao.
Giới phân tích cho rằng việc càphê rớt giá đã khiến nông dân Việt Nam có chiều hướng găm hàng.
Tính từ đầu năm tới nay, giá càphê robusta trên thị trường thế giới đã giảm khoảng 20%.
càphê robusta giao tháng 1/2016 hiện giao dịch ở mức 1.
546 USD/tấn trên thị trường London.
Các chuyên gia cho rằng mức độ hồi phục xuất khẩu càphê của Việt Nam phụ thuộc vào giá càphê và họ tin tưởng thị trường càphê thế giới sẽ đi lên trong niên vụ 2015-2016 do thời tiết khô hạn sẽ tác động bất lợi tới sản lượng càphê của hai nước xuất khẩu càphê lớn của thế giới là Brazil và Indonesia.
Nhà phân tích Carlos Mera thuộc ngân hàng Rabobank dự báo nếu giá càphê đi lên, nông dân Việt Nam sẽ có thêm động lực bán số càphê mà họ đã găm lại từ những niên vụ trước.
USDA cho rằng hoạt động tưới tiêu hiệu quả của nông dân cùng với việc mưa rơi đúng vào những giai đoạn quan trọng đối với vụ càphê dự báo sẽ giúp sản lượng càphê của Việt Nam tăng 7% lên 29,3 triệu bao trong niên vụ 2015-2016.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang tăng sản lượng càphê arabica (càphê chè).
Báo cáo của USDA nhận định diện tích trồng càphê arabica tại các khu vực miền Bắc sẽ tiếp tục tăng trong tương lai gần.
Related news
Ngày 29-10, Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình "Nuôi cá lồng trên hồ chứa nước Bảo Linh".
Ngư tặc không trừ bất cứ một thủ đoạn nào, từ đánh bắt bằng giã cào, xung điện đến cả bằng mìn… Trong khi lực lượng chức năng quá mỏng, phương tiện thiếu thốn nên gặp nhiều khó khăn, thách thức trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong 9 tháng đầu năm nay, tổng số lô hàng thủy sản bị cảnh báo tại các thị trường đã gần bằng cả năm ngoái (181 lô so với 187 lô). Tôm là mặt hàng bị cảnh báo nhiều nhất với 82 lô (cả năm 2014 có 86 lô tôm bị cảnh báo)...
Sau 6 năm thực hiện chương trình nuôi trồng thủy sản (NTTS), ngành thủy sản Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực.
Từ bỏ công việc ổn định với mức lương cao nơi thành thị để về quê nuôi cá, chỉ sau 4 năm, chàng trai Nguyễn Thế Phước, sinh năm 1989 ở xã Nam Tân (Nam Sách, Hải Dương) đã có thu nhập 6 – 7 tỷ đồng/năm.