Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân Vĩnh Linh khó tìm đầu ra ổn định cho nông sản

Nông dân Vĩnh Linh khó tìm đầu ra ổn định cho nông sản
Publish date: Tuesday. June 23rd, 2015

Chúng tôi có mặt tại xã Vĩnh Thạch (Vĩnh Linh) khi địa phương này đang bước vào vụ thu hoạch khoai môn. Đã từ lâu, đất đỏ ba dan ở vùng đông Vĩnh Linh rất phù hợp với cây khoai môn. Đây cũng là cây trồng ngắn ngày chủ lực của người dân địa phương này. Bên cạnh diện tích trồng đại trà, khoai môn còn được người dân tận dụng trồng xen trên những lô cao su chưa khép tán.

Theo người dân địa phương thì khoai môn là loại cây trồng ngắn ngày cho thu hồi vốn nhanh, ít sâu bệnh nhưng đây cũng là loại cây trồng bỏ ra chi phí khá cao, đòi hỏi nhiều giai đoạn canh tác và tốn nhiều công chăm sóc. Khoai môn Vĩnh Linh được thị trường trong Nam, ngoài Bắc ưa chuộng vì nhiều bột, giá trị dinh dưỡng cao. Năm nay, khoai môn được đánh giá đạt năng suất cao hơn năm ngoái nhưng đầu ra gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù đã vào giữa vụ thu hoạch nhưng người dân không mặn mà ra đồng vì khoai môn rớt giá.

Anh Hoàng Hồng Sơn, ở xã Vĩnh Thạch cho biết, năm nay gia đình anh trồng 8 sào khoai môn, ước sản lượng thu hoạch khoảng 5 tấn củ. Trên cùng diện tích này, vụ trước anh chỉ thu hoạch được khoảng 2 tấn. Tuy nhiên, năm nay giá khoai môn giảm đáng kể. Thương lái mua tại ruộng chỉ từ 4-5 ngàn đồng/kg. Trong lúc đó vào thời điểm này năm ngoái, bình quân 1 kg khoai môn có giá từ 18-20 ngàn đồng. Trước tình hình rớt giá như hiện nay, sau khi thu hoạch, người trồng khoai môn chỉ đủ đắp đổi cho chi phí đầu tư, hầu như không có lãi.

Được biết, trong vụ đông xuân 2014- 2015, toàn huyện Vĩnh Linh gieo trồng được gần 4.800 ha các loại cây trồng có củ và cây thực phẩm, ngô, lạc... Phần lớn các loại cây trồng đều cho năng suất cao hơn năm trước như cây ngô năng suất đạt 32 tạ/ha, tăng 3 tạ so với vụ trước; các loại cây lấy củ như khoai lang, khoai môn... đạt năng suất khoảng 120 tạ/ha, tăng 1 tạ so với cùng kì năm trước. Tuy nhiên, khi các nông sản được mùa thì giá cả năm nay chỉ bằng 40-60% so với vụ đông xuân năm trước. Để giải quyết vấn đề đầu ra cho nông sản, thời gian qua, chính quyền địa phương đã tập trung xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản mang tính đặc trưng của huyện, đồng thời thực hiện quảng cáo sản phẩm truyền thống vốn có của địa phương, liên kết với các doanh nghiệp để thu mua sản phẩm.

Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Linh cho biết, ngoài sự nỗ lực của địa phương, Vĩnh Linh rất cần sự hỗ trợ từ Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh để cùng địa phương thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm tìm đầu ra ổn định cho các mặt hàng nông sản, giúp nông dân ổn định tâm lý, tập trung mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Theo các chuyên gia về nông nghiệp, tình trạng được mùa- mất giá đã để lại cho ngành nông nghiệp trong nước nhiều bài học đắt giá nhưng hiện tượng trên vẫn thường xuyên tái diễn. Nguyên nhân chính vẫn là do thiếu sự điều tiết hợp lý trong khâu trồng lẫn khâu tiêu thụ.

Đây cũng là nguyên nhân chính đẩy nhiều hộ nông dân vào hoàn cảnh tự tìm đầu ra cho nông sản và dễ bị tư thương ép giá. Để hạn chế tình trạng này, các địa phương cần chủ động tìm kiếm, hợp tác với các thương lái từ các địa phương khác đến ký hợp đồng trực tiếp với người dân trong tiêu thụ nông sản để mở rộng kênh phân phối. Bên cạnh đó, các cấp, ngành liên quan cũng cần có chính sách phù hợp để bảo hộ vùng và sản phẩm đặc trưng của từng vùng như hỗ trợ nông dân khi mất mùa, đầu tư vào khâu nghiên cứu giống, bảo quản sau thu hoạch để tăng thời gian và giá trị sử dụng, nâng cao chất lượng các loại nông sản. Các hộ nông dân cũng cần có sự liên kết trong quá trình sản xuất, tiến hành sản xuất theo quy trình để nâng cao chất lượng sản phẩm và ổn định giá cả.


Related news

Thêm Sức Sống Cho Đồng Ruộng Thêm Sức Sống Cho Đồng Ruộng

Vai trò không thể phủ nhận của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp là mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân và cây trồng, giảm bớt sự ô nhiễm môi trường, bảo vệ đất, nguồn nước, làm cho lương thực, thực phẩm được an toàn. Những ưu điểm này đã được các nhà khoa học nghiên cứu, ứng dụng để đem về sức sống cho đồng ruộng, sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Friday. January 2nd, 2015
Hậu Giang Vì Sự Phát Triển Bền Vững Hậu Giang Vì Sự Phát Triển Bền Vững

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Công Chánh cho rằng: Trong điều kiện còn nhiều khó khăn của cả nước, cùng sự tác động suy thoái kinh tế và khủng hoảng thị trường thế giới, nhưng 4 năm qua, nền kinh tế Hậu Giang vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, tạo tiền đề quan trọng để phát triển chung cho cả giai đoạn 2011-2015.

Friday. January 2nd, 2015
Vị Thủy Thắng Lợi Trong Sản Xuất Lúa Vị Thủy Thắng Lợi Trong Sản Xuất Lúa

Với những thuận lợi về hệ thống đê bao khép kín, kết hợp áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã thúc đẩy nền nông nghiệp ở huyện Vị Thủy đạt cả 3 mặt. Năm 2014, là năm thứ 14 huyện Vị Thủy có sản lượng lúa đạt trên 200.000 tấn/năm.

Friday. January 2nd, 2015
Trực Hùng Tập Trung Hoàn Thiện Hệ Thống Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Trực Hùng Tập Trung Hoàn Thiện Hệ Thống Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp

Là vùng đất thuần nông nhưng diện tích gieo cấy 2 vụ lúa của xã Trực Hùng (Trực Ninh) lại hạn chế (313,37ha). Do vậy xã đã xác định đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nâng cao hiệu quả sản xuất trên diện tích đất canh tác là định hướng trọng tâm phát triển nông nghiệp.

Friday. January 2nd, 2015
Vụ Bản Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại Vụ Bản Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Gia Trại

Thực hiện Nghị quyết số 07 của BCH Đảng bộ tỉnh khoá XVIII về phát triển kinh tế trang trại, gia trại, huyện Vụ Bản chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, gia trại gắn với quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp và quy hoạch xây dựng NTM.

Friday. January 2nd, 2015