Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2015 Phan Kiếm Hiệp lão nông được nhận Huân chương
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh trao Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Phan Kiếm Hiệp.
Nhớ lại những ngày đầu khởi nghiệp, ông Hiệp chia sẻ:
Tôi xuất thân là một y tá trong quân đội, năm 1976 trở về quê hương, tôi đã trăn trở rất nhiều về con đường mưu sinh.
Khó khăn nhất là đất đai, thổ nhưỡng ở địa phương chỉ độc canh cây lúa, giỏi lắm cũng chỉ đủ ăn, không thể khá, giàu lên được.
Để tìm ra phương cách làm ăn, tôi đầu tư xây chuồng trại nuôi vài con heo nái.
Heo lứa đẻ ra tôi không bán mà để lại nuôi hết.
Tôi còn nuôi gần trăm con gà thịt.
Trời thương, con heo, con gà hồi đó dễ nuôi, không xảy ra dịch bệnh nên cho thu nhập khá cao.
Thực hiện mô hình VACR, hiện nay gia đình ông Hiệp đang nuôi hơn 30 con heo nái, trên 250 heo thịt, hàng chục con heo rừng, mỗi năm xuất bán từ 25 đến 30 tấn heo thịt.
Ông còn nuôi tôm trên cát với diện tích 4 ha, mỗi năm 2 vụ, tổng thu khoảng 2,4 tỉ đồng.
Ngoài ra, ông còn đầu tư trồng 10 ha rừng (gồm 3 ha điều, 7 ha cây nguyên liệu giấy và keo lai đã cho khai thác), 2 ha trồng lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Với những kiến thức về nghề chơi gà chọi tích lũy nhiều năm, ông đã mở trang trại nuôi gà chọi, lai tạo được giống gà hay.
Tiếng lành đồn xa, gà chọi của ông Hiệp nhanh chóng nổi tiếng cả nước.
Hiện ông đang nuôi hơn 200 gà mái giống, gần 400 gà cồ, hơn 700 gà con.
Mỗi năm ông xuất bán khoảng hơn 200 con gà đã “ốp giỏ” với giá hơn 2 triệu đồng/con, khoảng 400 con loại vừa “cắt tích” với giá từ 700 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/con.
“Hiện gà chọi từ trang trại của tôi đã có mặt từ Bắc đến Nam, lên các tỉnh Tây Nguyên, đem về khoản lãi ròng không dưới 400 triệu đồng/năm.
Tùy từng sở thích vùng miền mà mình cung ứng loại gà thích hợp, như Hà Nội “ăn” mạnh loại gà có trọng lượng gần 3 kg/con; Tây Nguyên và miền Nam chuộng loại từ 3 - 3,4 kg/con.
Tôi đang xây thêm trại để mở rộng sản xuất, phấn đấu mỗi năm xuất bán hơn 2.000 con gà chọi các loại” - ông Hiệp cho biết thêm.
Với cách làm trên, doanh thu từ mô hình VACR của gia đình ông Hiệp không dưới 3 tỉ đồng/năm, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 1 tỉ đồng/năm.
Không chỉ năng động, đi đầu trong phát triển kinh tế, ông Hiệp còn tích cực tham gia công tác xã hội, từ thiện.
Nhà mở hiệu thuốc tân dược, với những bệnh nhân nghèo, ông chữa bệnh và bán thuốc miễn phí.
Ông còn làm công tác khuyến học cho con em nhà nghèo học giỏi tại địa phương.
Trong nhiều năm qua, ông hỗ trợ hàng trăm triệu đồng để trao học bổng cho con em trong xã thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng.
Theo Ban tổ chức, trong số 106 nông dân được đề cử tham gia bình chọn danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2015”, có 63 người được bình chọn.
Với những thành quả đạt được, ngoài việc được chọn là 1 trong 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2015, mới đây, tại Đại hội Thi đua yêu nước và biểu dương nông dân điển hình tiên tiến lần thứ IV, do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức, ông Hiệp vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Lễ tôn vinh và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015” diễn ra nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14.10.1930 - 14.10.2015).
Related news
Theo Chi cục Thủy sản, từ nay đến cuối quý II.2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Tây Ninh sẽ đạt khoảng 8.000 tấn cá các loại. Trong đó cá tra đạt khoảng 5.000 tấn.
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã thiết kế chế tạo hoàn chỉnh hệ thống thiết bị nuôi công nghiệp cá hồi. Hệ thống được thiết kế theo nguyên lý sử dụng nước tuần hoàn, nuôi trong bể com-pô-dít với mật độ cao, sản lượng đạt từ 60 đến 70 kg/m3, có chế độ tự động cho thức ăn, các yếu tố môi trường được kiểm soát thường xuyên.
Trong chương trình chuyển đổi từ vùng đất trồng lúa sang nuôi thuỷ sản, Nhà Bè là một trong những đơn vị đi đầu về những mô hình chuyển đổi có hiệu quả kinh tế cao. Song, tình hình nuôi thuỷ sản gặp nhiều khó khăn như nuôi tôm sú bị thiệt hại nặng nề vì dịch bệnh.
Theo Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản tháng 2/2014 ước đạt 369,5 nghìn tấn (tăng 4% so với cùng kỳ 2013), trong đó sản lượng khai thác đạt 228,5 nghìn tấn (tăng 7,6%), sản lượng nuôi trồng đạt 141 nghìn tấn (đạt xấp xỉ so với cùng kỳ năm 2013)
Trong những năm gần đây, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã có nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác, sử dụng tốt tiềm năng, mặt nước, lao động và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nuôi trồng thủy sản.