Nông dân trồng bắp lo lắng vì bệnh sọc lá
Bên ruộng bắp 4 công được xuống giống cách đây hơn 01 tháng, chị Thái Thị Muội đã phải nhổ bỏ cho bò ăn, để trồng các loại hoa màu khác, vì trên 90% diện tích đã bị bệnh sọc lá. Chị Muội cho biết, chỉ sau 2 tuần xuống giống, hiện tượng bệnh đã bắt đầu, gia đình chị làm nhiều cách như bón phân, phun thuốc, nhưng vẫn không hiệu quả.
Chị Muội tâm sự: "Số tiền giống, phân thuốc và công đến nay hơn 4 triệu đồng, giờ đã mất trắng, tôi mong các ngành chức năng sớm tìm hiểu nguyên nhân, để giúp tôi và bà con trồng bắp ở đây tránh được thiệt hại".
Cùng cảnh ngộ với gia đình chị Thái Thị Muội, ruộng bắp của gia đình anh Trần Văn Lợi cũng bị hiện tượng tương tự, hơn 2,5 công bắp của gia đình anh ban đầu phát triển bình bình thường, nhưng được khoảng 15 - 20 ngày thì bị sọc lá, từ vài cây rồi lan ra cả ruộng. Anh Lợi cho biết, anh đã có nhiều năm trồng bắp, nhưng đây là lần đầu tiên anh bị mất trắng cả ruộng như vậy, ước tính thiệt hại khoảng 5 triệu đồng.
Theo một số nông dân trồng bắp tại địa phương, số hộ xuống giống từ giữa đến cuối tháng 4 âm lịch thì cây phát triển tốt và ít hoặc không bị nhiễm bệnh, còn số hộ xuống giống từ khoảng 15/8 âm lịch trở về sau đều bị thiệt hại từ 50% đến trên 90%.
Related news
Đầu tháng 6, giá cao su trong nước tăng nhẹ khi mùa thu hoạch mủ cao su 2016 vừa bắt đầu. Thế nhưng, nông dân chưa kịp mừng thì giá mủ lại giảm, bằng với thời điểm thu hoạch năm trước. Vậy là hàng ngàn hécta cao su ở vùng Đông Nam bộ, “thủ phủ” cao su của cả nước, tiếp tục bị người dân đốn hạ.
Thời gian qua, diện tích trồng ca cao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm mạnh, từ hơn 3.000ha năm 2013 đến nay chỉ còn khoảng 300 - 400ha. Nguyên nhân vì sao?
Nhờ đồng vốn vay được từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) TP.Hà Nội, các hộ ND xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn đã có điểm tựa để phát triển mô hình nuôi bò sinh sản cho thu nhập ổn định.