Nông dân không dám ăn rau họ trồng để bán

Tại hội nghị sơ kết bốn năm thực hiện chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” do Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam tổ chức ngày 10-7, ông Huỳnh Văn Thòn (tổng giám đốc Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang) cho biết vừa chỉ đạo hệ thống đại lý phải giảm số lượng thuốc trừ sâu bán cho nông dân và không giao chỉ tiêu bán mặt hàng này nữa.
Lý do là môi trường và sức khỏe người nông dân đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi thuốc trừ sâu.
“Năm rồi VN nhập khẩu hàng trăm triệu USD thuốc bảo vệ thực vật. Với bấy nhiêu đó thuốc được sử dụng, mức độ ô nhiễm môi trường là rất lớn. Chúng ta thấy nhiều nông dân không dám ăn rau họ trồng để bán mà phải trồng riêng để ăn. Bởi vì rau họ ăn thì không phun thuốc, còn rau đem bán thì có phun thuốc” - ông Thòn lo ngại.
Theo TS Hồ Văn Chiến - giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, từ vụ đông xuân 2012 - 2013 đến nay trung tâm phối hợp với Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” nhằm trang bị kiến thức, vận động họ giảm sử dụng thuốc trừ sâu, thu gom bao bì, vỏ chai thuốc đã sử dụng để tiêu hủy, đồng thời tập huấn, nhân rộng mô hình “công nghệ sinh thái” trồng hoa xung quanh ruộng để hạn chế, thậm chí không cần phun thuốc trừ sâu. Đến nay hơn 364.000 nông dân ở 22 tỉnh thành phía Nam đã thu gom được hơn 10.000 tấn bao bì, vỏ chai thuốc trừ sâu đưa đi tiêu hủy.
Related news

Sau khi dự án ngọt hóa sông Nghèn đi vào hoạt động, hàng trăm hộ dân ở 2 xóm Sông Tiến và Sông Hải, xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã làm giàu nhờ mô hình nuôi cá chẽm.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Lai Vung (Đồng Tháp) có khoảng 50 hộ chăn nuôi heo áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh thái (còn gọi là công nghệ nuôi heo không phân), bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, không gây ô nhiễm môi trường.

Nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra là một trong những thế mạnh của vùng ĐBSCL, song nghề cá đang lâm vào ngõ cụt khi khó khăn chồng chất, đặc biệt giá cá tra nguyên liệu khoảng 2 năm nay ở mức thấp khiến người nuôi lỗ nặng buộc phải bỏ nghề hàng loạt. Vực dậy nghề cá tra đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

Hiện nay có một số nhà máy phản ánh thiếu cá tra nguyên liệu chế biến và phải tạm ngưng sản xuất nhưng thực chất chỉ là thiếu cá đạt “size” (kích cỡ chế biến) như yêu cầu của khách hàng, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep).

Ngày 24/4/2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh phối hợp với Trường đại học Kaettart (Vương quốc Thái Lan) tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, hộ nông dân về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt chất lượng cao Charolaise. Đồng chí Nguyễn Văn Việt, Phó giám đốc thường trực Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến dự và chỉ đạo lớp tập huấn.